Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
ĐỌC LÁ THƯ XUÂN
Trong thông điệp « Lá thư xuân » của chùa Vạn Hạnh mới đây, các thầy gởi đến chúng ta lời thăm hỏi ấm cúng trong cái lạnh khắc nghiệt này. Cái làm tôi chú ư nhất là chùa chúng ta đă 20 tuổi rồi. Cái tuổi trưởng thành. Cái tuổi mà chúng ta hay nói về mấy đứa con của chúng ta trong nhà: ‘Chúng nó bắt đầu « trổ mă »’. Những người làm cha mẹ trong t́nh huống đó cảm thấy có trách nhiệm và bổn phận nhiều hơn, trong việc trông nôm và săn sóc con ḿnh.

-------------------------------------------------------


Tuổi chùa cũng như tuổi người. Mỗi năm nó thêm lên một tuổi, ḿnh đếm hay không đếm. Đó là chuyện của ḿnh, c̣n nó, nó cọng vào chứ không trừ ra. Nhưng các năm trước, không ai nói đến, nên không để ư đấy thôi ! Năm nay, nói là nó 20 tuổi, nhưng theo ḿnh, nó già hơn nhiều. Thật ra, vấn đề là đếm tuổi nó, bắt đầu từ lúc nào? Từ lúc có nó, hay lúc bắt đầu sửa chửa? Hay là các thầy muốn có một con số tuổi gọn tṛn: như 20, 30, 40 … , như tuổi người ngũ tuần (50), lục tuần (60) ….. Nhưng đó cũng chẳng có ǵ quan trọng.

Cái đáng nói là hơn 20 năm qua, bao nhiêu công sức của một ít người, ít công sức của nhiều người, và chẳng có công sức ǵ cả của số đông cộng đồng chúng ta.

Chùa lớn lên trong thời gian mà thế giới đang điên đảo mộng tưởng. Nó rất cần sự đóng góp của Phật giáo để « trao cho thời đại » một nền giáo lư cao đẹp, trong sáng, trí tuệ, hầu kiến tạo một hành tinh ḥa b́nh, an lạc thực sự.

Ở hải ngoại, do sự khác biệt về ngôn ngữ, Phật giáo Việt Nam vẫn c̣n như một người đang «đi chào hàng » (marketing hay publicité), giới thiệu một sản phẩm xa lạ khó hiểu cho người bản xứ. Những tăng sỹ không có khả năng hội nhập (bằng ngôn ngữ) th́ không nói làm ǵ, những tăng sỹ có khả năng th́ cũng chỉ giới thiệu được một phần nhỏ trong gia tài đồ sộ của Phật giáo.

(…..)


Trên thực tế, vấn đề “giới thiệu” hay phổ biến đạo Phật diễn ra ở đây, ở chùa này như thế nào?

Một mặt, đạo Phật có cá tính là không bắt ai nghe ḿnh, hay không bắt ai tin ḿnh…., tức là “hữu xạ tự nhiên hương”. Vậy trên phương diện chủ động, người phổ biến đạo không cần đi chào hàng, mà chờ khách hàng đến t́m ḿnh.

C̣n mặt kia, người bản xứ trong đời sống điên đảo của cơ tâm. Một xă hội xây dựng trên sức mạnh của cơ tâm trong mọi địa hạt sinh hoạt thường nhật: văn hóa, tôn giáo, chánh trị, kinh tế, giáo dục …. Trong tất cả những sinh hoạt này, không nơi nào thiếu vắng mănh lực của cơ tâm, cơ tâm trong nghĩa đen và nghĩa bóng. V́ cơ tâm phát huy từ thức tâm, mà thức tâm lại bị sự chi phối toàn diện của vô minh. Họ cần và muốn t́m lối thoát. Chúng ta có sản phẩm đáp ứng cho lối thoát của họ. Chúng ta chờ họ “gỏ cửa”.

Vấn đề như vậy th́ quá dễ! Chỉ cần chờ họ, rồi giải thích cho họ về đạo Phật. Nhưng trên thực tế, không phải như vậy. Thử nh́n lại mấy lúc gần đây, chùa được xây cao hơn, hoành tráng hơn, có thể nh́n từ xa. Nó thu hút nhiều người muốn biết về nó. Tôi thấy mỗi cuối tuần, có nhiều người phần lớn là có tuổi, lượn qua lượn lại trước cổng chùa. Họ đến là muốn vào, nhưng không dám. V́ họ có thói quen là không thấy bảng “vào của tự do” treo ở cổng, nên không vào. Và cũng có thể v́ không có bảng đó, họ sợ chưa có ǵ mà bị “xin tiền” hay “phải trả tiền”. Chúng ta ai cũng biết là cửa chùa lúc nào cũng rộng mở, họ th́ không. Đó là nói cuối tuần, có nhiều xe đậu trước cổng, có nhiều Phật tử ra vào. Chứ trong tuần, có thể có người muốn đến, v́ không thấy ai ra vào nên họ đi luôn?

Rốt cuộc, người đi “chào hàng” ngồi chờ, người muốn t́m hàng không biết t́m ở đâu, trong khi khoảng cách của hai người không xa!

(….)


Về mặt thông tin, truyền h́nh và truyền thanh kể như không có. C̣n mạng lưới điện toán, th́ chùa nào cũng có một “mạng internet”. Có th́ có chứ bài viết th́ không mấy có. Có nhiều chùa được coi như khá to, có một số bài đăng, năm này qua năm khác. Những bài đăng phần lớn là dịch hay lấy ra trong sách cũ sao lại. Ít có bài được coi là sáng tác.

Đó là nói người khác, c̣n chùa ḿnh th́ sao ? Có lẽ không nên nói! Nhưng nói người ta mà không nói về ḿnh th́ bất công! Thôi th́ kể qua loa vậy, nói kể chứ chả có ǵ để kể. Cách đây vài tháng chả có ǵ để đọc, ngoài thông tin một năm vài lần. Vài tháng gần đây, có vài bài viết, Phật học, tiểu luận, tùy bút, khảo luận… Mạng của chùa không “ăn khách” v́ chúng ta không đăng những tin giựt gân. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội và khả năng để đọc bài Phật pháp. Và cũng không phải ai thường sinh hoạt trên mạng, thích đọc Phật pháp.

C̣n về thuyết pháp, giảng giải về Phật học th́ đếm trên đầu ngón tay trong 20 năm qua!

Đó là nói lại về những sinh hoạt nhắm vào Phật học, c̣n những sinh hoạt khác của cộng đồng Phật tử, như lễ Vu-lan, mấy ngày rằm lớn, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, Đón Giao thừa, Tân niên, Tất niên… Nói chung là về sinh hoạt của cộng đồng th́ nhiều….

Đó là những ǵ mà tác giả cố gắng ghi lại, coi như là để kỷ niệm 20 năm tuổi. Ai đọc qua sẽ tự thấy những ǵ chính ḿnh tham gia và những lúc có mặt hay vắng mặt, cũng như sự đóng góp của chính ḿnh vào cộng đồng.

--------------------------------------------------


Bây giờ, chùa đă 20 tuổi, tuổi trưởng thành, tuổi mà chúng ta phải có trách nhiệm với nó. Nhận ra được trách nhiệm riêng của ḿnh, của người Phật tử, là điều giản dị: tất cả chúng ta có một số phận sự phải hoàn tất, một vài nhiệm vụ phải làm xong. Điều này ai cũng thấy rơ. Nhưng sống trong một cộng đồng, trách nhiệm của chúng ta không phải chỉ giới hạn vào những phận sự của riêng ta mà thôi, v́ trong ư nghĩ xâu xa hơn nhiều, chúng ta phải chịu trách nhiệm về toàn thể kinh nghiệm sống, tức là về cái cách ta liên hệ đến thế giới đang sống. Trong đó, có ngôi chùa chung của chúng ta. Nói một cách khác, mạnh bạo hơn và lớn tiếng hơn là « chùa ḿnh ».

Tôi nghĩ sự nh́n lại quá khứ, 20 năm của chùa ḿnh, có thể giúp chúng ta phát triển khả năng cảm thông nhau. Có một số người trong chúng ta chưa đủ số lượng ‘20 năm’, và cũng có một số người đă quá số lượng ấy. Nhưng cần ǵ? Chùa ḿnh mà!…. Số lượng ấy ăn nhặp ǵ! Phải không, các bạn?

Ai trong chúng ta cũng có thể nhớ lại một thời mà chúng ta đáp ứng lẫn nhau một cách cởi mở, trọn vẹn, xem nhu cầu của họ như của ḿnh, trong việc góp sức vào chùa ḿnh. Hăy để th́ giờ nhớ lại những chi tiết về kỷ niệm ấy: cái ǵ đă xảy ra, bạn sẽ thấy người kia như thế nào. Ai làm ǵ, và bạn đă làm ǵ? Rồi xoay sự chú ư của bạn về một thời mà bạn không hành động với yêu thương săn sóc chùa ḿnh. Hăy cẩn thận ôn lại t́nh huống ấy, rồi xem xét cái ḿnh làm và cái người khác làm. Nó sẽ cho ḿnh những ư niệm thích hợp.

Tinh thần trách nhiệm thực sự là yêu thương chân thực và tính nhạy bén để ứng phó với mọi sự xảy ra quanh ḿnh, sẵn sàng làm bất cứ ǵ cần phải làm. Điều này có nghĩa chúng ta phải có trách nhiệm không những về một số phận sự bắt buột nào, mà về mọi phương tiện của đời sống, đáp ứng mỗi kinh nghiệm xảy ra bằng một thiện chí năng động, một thái độ tỉnh thức đối với cuộc đời tuôn phát từ sự yêu thương sâu xa. Đối với người Phật tử, muốn phát triển tinh thần trách nhiệm th́ ta cần có chánh niệm, nghĩa là biết rơ mọi thực tế là như thế nào. Điều này có nghĩa phải tỉnh thức, để rơ biết về những hành vi và ư tưởng của ḿnh, và hậu quả của chúng đối với người khác. Sự tỉnh giác khiến ta luôn luôn đáp ứng một cách thích hợp, biết rơ những nhu cầu đích thực của những người quanh ta, và hành động một cách tự nhiên bằng những cách đem lại quân b́nh ḥa hợp.

Ai trong chúng ta cũng có cái khả năng đáp ứng và tỉnh thức như vậy, nhưng phần đông chúng ta không được đào tạo, được giáo dục để phát triển nó. Theo truyền thống giáo dục là quá tŕnh học tập trí thức và tài khéo đảm nhận một vị trí thật sự có trách nhiệm trong đời. Nhưng ngày nay, giáo dục thường chỉ cung cấp thông tin, mà không chỉ dạy chúng ta làm sao để sử dụng nó trong đời sống của chúng ta. V́ vậy, chúng ta không biết bản chất đích thực và giới hạn trách nhiệm của ḿnh như thế nào với tư cách làm người.

Công việc đem lại cho chúng ta cơ hội để tự giáo dục chính ḿnh, để đưa những giá trị cao thượng vào kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Nhờ yêu thích công việc đáp ứng nó trọn vẹn, mà ta có thể khởi sự được bản chất của trách nhiệm ḿnh. V́ chúng ta có trách nhiệm phải làm việc, phải thi thố tài nghệ khả năng ḿnh, phải đóng góp năng lượng của ḿnh cho cuộc đời. Bản chất chúng ta là sáng tạo, và nhờ diễn đạt nó, ta luôn luôn phát sinh thêm nhiệt t́nh và sáng tạo khởi động một tiến tŕnh tiếp diễn thú vị trong đời sống quanh ta. Làm việc một cách tự nguyện với trọn vẹn năng lực và nhiệt t́nh, đó là cái cách ta đóng góp với đời. Loại công việc nào cũng có thể là một niềm vui, ngay cả những việc cho chùa ḿnh chẳng hạn. Khi ta đáp ứng một cách đầy yêu thương, tức là ta đă phát triển khả năng ứng sử trong đời. Một hành động phát ra một năng lượng tích cực mà ta có thể san sẻ với người khác.

Khi ta không tham dự vào một công việc nào đó, mà ta lẽ ra phải làm, hay không đem hết năng lực để đáp ứng vào một công việc, ví dụ công việc của chùa ḿnh chẳng hạn, là ta đă hạn chế tiềm năng của ta và chối bỏ bản chất chân thực của ta.

Dù trường hợp nào, chỉ xem công việc như một điều ǵ phải phản đối, hơn là một dịp may để ta biểu hiện khả năng của ḿnh. Như vậy, ta đă lợi dụng những người khác, ta đă tạo ra một sự mất quân b́nh, v́ những người khác phải bù đắp cho ta bằng năng lượng của họ.

Hành động có trách nhiệm gợi nên những thái độ tích cực và sự tăng tiến lành mạnh làm cho đời ta có ư nghĩa. Chúng ta sẽ sống một cách tự nhiên, ḥa theo nhịp bước của vũ trụ, có niềm quan tâm sâu xa đến bất cứ việc ǵ ta làm. Khi càng hiểu biết thêm bản chất của đời sống, ta sẽ thấy cuối cùng chính chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự thật.

Mặc dù đứng vững trên sự thật, có thể là một vị trí cô độc, song sự thật sẽ giải phóng chúng ta khỏi tính ích kỷ, hận thù, sợ hải, lo âu. Khi ta nhận trách nhiệm sống, để theo đuổi sự thật và luôn luôn ǵn giữ nó, ta sẽ thấy cuộc đời ta thêm vững mạnh. Sự thật soi sáng nhăn quan ta và hướng dẫn ta trên con đường lành mạnh của trưởng thành, viên măn. Một khi ta hành động có trách nhiệm, thời gian và tri kiến sẽ mở cho ta thấy vô hạn khả năng trong cuộc đời. Mặc dù ta có thể vấp ngă lúc đầu, song nếu tiếp tục cố gắng, ta sẽ đạt đến tự do chân thực. Hành động có trách nhiệm trở thành việc tự nhiên một khi đă được phát triển. Khi ấy ta không c̣n cảm giác nặng nề về Phật sự, hay các công việc khác, mà ta xem như bắt buộc phải làm. V́ đó đă trở thành một lối sống tự nhiên và lành mạnh. Khi ấy, ta sống phù hợp với sự tương quan với cuộc đời, bằng một thái độ sẵn sàng đáp ứng. Tính sẵn sàng đáp ứng này cũng trọn vẹn như đáp ứng giữa trời và đất, một thỏa ước không gián đoạn được hoàn tất không do dự.

Nói th́ dài ḍng, thật ra có ǵ ngoài: chánh kiến, chánh niệm... của Bát Chánh Đạo!!

Bát Chánh Đạo cho ra một tiêu chuẩn « sự thật » mà trách nhiệm dựa vào đó mà h́nh thành, v́ vậy người ta c̣n nói: Giáo lư Đạo Phật là một nền giáo lư xây dựng trên sự thật để t́m hiểu sự thật.

------------------------------------------------


Chúng ta có một ngôi chùa ở nơi xa quê hương, nó giúp chúng ta thực hiện đời sống tâm linh, nó che chở tâm hồn dân tộc, giúp ta khẳng định chúng ta là ai, từ phương nào đến đây, nó cũng là tổ ấm cho cộng đồng chúng ta, nơi mà chúng ta có thể gặp gở thăm hỏi nhau…

Tóm lại, nó giúp chúng ta quá nhiều. Chắc là nó cũng chẳng đ̣i hỏi ǵ ở chúng ta. Nhưng chúng ta phải có bổn phận với nó, nhứt là nó đă trưởng thành!

Ngoài ra, trên phương diện của người Phật tử, chúng ta đừng quên chữ TỪ BI. Có nghĩa là chúng ta c̣n có bổn phận phải mang sự hiểu biết về Phật giáo của chúng ta cho người bản xứ, phải mạnh dạn hơn, đừng chờ họ « gỏ cửa ».

Vertou, tháng 12 năm 2008
Trần Chánh Trực

Tuỳ bút

Xuân
Văn học Phật giáo
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

Mùa xuân, Di-lặc, từ thực tại đến ước mơ

Thần chú trừ rắn độc

Gió Xuân 2013

Nụ cười Hoa mùa Xuân

CHUYỆN CỦA RỒNG

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

Tâm sự Xuân 2011

Tâm sự Xuân 2010

NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP

DƯ ÂM NGÀY XUÂN

ĐÊM TRỪ TỊCH VÀ NỤ HOA XUÂN

NHỮNG TẤM L̉NG

VỀ QUÊ

CHUYỆN MỘT PHO TƯỢNG
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr