Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
CHUYỆN MỘT PHO TƯỢNG
Lời nói đầu: Cách đây khá lâu, tôi có mua một pho tượng, h́nh ông Tàu bụng phệ ngực trần. Vốn không thích Tàu, từ phong tục, tập quán, đến thức ăn… Thế mà không hiểu sao, tôi lại rước « ông ta » về nhà ḿnh, đă hơn 30 năm rồi.

Lúc mới về, ông được trởm trệ ngồi trên kệ sách. Chỉ được vài tuần thôi, sau đó, ông phải ngủ chung với đống sách báo, đọc qua rồi, chờ vứt đi, ở một góc nhỏ không nhiều ánh sáng trong nhà này.

Cho tới một hôm, có một anh bạn đến thăm. Anh ta giải thích cho tôi, đó là tượng Phật Di Lặc. Tôi c̣n nhớ rơ, là anh bạn này đă tốn rất nhiều công sức để « rửa » sự hiểu biết của tôi về Phật Di Lặc. V́ lúc đó, tôi chỉ nghe nói Phật Thích Ca thôi, làm ǵ có Phật nào khác. Hơn nữa, lại không thích Tàu, những ǵ thấy ở nhiều chùa, như tượng ông Thiện, ông Ác, ông Quan Công …là tôi không chấp nhận, mặc dù tôi rất tôn trọng sự tín ngưởng của người khác. Anh bạn đă giáo huấn tôi về đức tin vào các Bồ Tát của Phật tử Đại Thừa, trong đó có Phật Di Lặc.

Bây giờ, pho tượng chiếm một chỗ quan trọng trong pḥng khách, nơi mà tôi thường đi qua. Cứ mỗi lần như thế, tôi không quên nh́n nụ cười của ông, mặc dù không cần nh́n, tôi cũng h́nh dung ra ông ta dễ dàng. Mỗi lần có người đến nhà, tôi hay t́m cơ hội, hay tạo cơ hội th́ đúng hơn, để « thao thao bất tuyệt » về Phật Di Lặc. Khi khách về rồi, vợ con tôi hay trêu tôi « quay lại cái dĩa cũ » nữa rồi. Và mỗi lần như thế, tôi tự an ủi : chỉ có một Phật Di Lặc, th́ làm ǵ có dĩa nào khác !

Tôi không có tin tức ǵ về anh bạn này từ khá lâu. Thỉnh thoảng nghĩ lại, tôi đoán là biết đâu : anh bạn này là một Bồ Tát nào đó, đi qua đây và đă khai hóa cho tôi !!?

Bây giờ, mời các bạn xem lại « cái dĩa hát cũ » kể trên.


-------------------------------------------------


Nói đến đức Di Lặc, người ta thường nghĩ ngay đến h́nh ảnh dáng dóc của một ông Tàu, bụng phệ, miệng cười hả hê toe toét, với mấy trẻ nít trèo lên ḿnh ông nghịch phá, ṃ rún, kéo tai, rờ miệng, thọc mũi làm đủ tṛ nghịch ngợm. Trong lúc đó, ông ta vẫn tươi cười xuề x̣a tự tại, không chút tỏ ra chướng ngại bực ḿnh. Người tạo ra bức tượng phải là một nghệ nhân đặc biệt, mới diễn tả được hết các đặt tính, các h́nh thái đặc thù của Đức Di Lặc.

Nụ cười thật tươi, thật hồn nhiên, biểu lộ trọn vẹn cơi ḷng mở rộng bao la, buông thả hoàn toàn. Phải nói là nụ cười thật cởi mở, có một không hai trên trần thế, nụ cười muôn thuở, muôn thời, vượt ngoài giới hạn buộc ràng thời gian và không gian và hoàn cảnh không c̣n mảy may dính mắc.

Trong ư nghĩ đó, nhà Phật mong cho mọi người có đời sống tự tại, giải thoát an vui, hạnh phúc chân thật trường cửu như đức Di Lặc và .. đặc biệt đối xử với nhau chân t́nh vui đẹp hài ḥa như cảnh năm chú bé chọc phá đủ điều, đủ cách mà Ngài vẫn nở nụ cười hỷ xả trên môi. V́ vậy, trong ngày đầu năm xuân tết, người ta thường chúc nhau : « trọn hưởng mùa xuân Di Lặc ».

Chúng ta là những người Phật tử làm sao có được nụ cười như thế ? Đó là nụ cười cho những ai có tâm hạnh hỷ xả, lợi tha. Ḷng vị tha, hạnh phúc buông xả, th́ tự nó đă chứa chan chân thật hạnh phúc. Ta thấy mấy đứa bé (tượng trưng cho năm ngũ dục) trèo leo khuấy phá trên người Ngài, mà Đức Di Lặc vẫn an nhiên cười hả hê, tức là tâm ngài đă hỷ xả, tự tại, vô ngại, khai thông mở rộng cánh cửa ḷng, không ranh giới, không phân biệt cách ngăn nhân ngă, nên không c̣n ranh giới giữa ḿnh với người, ḿnh với hoàn cảnh. Ai biết sống đời buông thả, hỷ xả, vị tha là người mở rộng cánh cửa hạnh phúc cho ḿnh và cho đời.

Nên trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy phải sống « bất tùy phân biệt ». Tức là không phân biệt chấp trước dính mắc theo trần cảnh. Nếu c̣n phân biệt chấp trước theo trần cảnh, tức là tâm c̣n sanh khởi, và tam độc (tham sân si) theo đó mà sanh khởi. C̣n tam độc là c̣n sống theo hẹp ḥi ích kỷ, nghi hoặc bất chơn, tức là c̣n ch́m trong sóng biển ba đào khổ lụy, c̣n trôi lăn trong ḍng thác lũ luân hồi.

V́ chưa đạt được lư vô thường, nên người đời thường cuồng dại sống theo chấp trước. Tâm phân biệt cái này tốt, th́ mong muốn, mong chụp bắt cho được. Cứ tưởng ư nghĩ của ḿnh là đúng, vật sở hữu của ḿnh là thật, rồi sanh tâm chấp thật. Nào có biết khi vừa chụp bắt được, ngũ dục chưa thỏa nụ cười, th́ nó đă tan biến không c̣n ! Không được th́ khổ, được rồi, th́ nó cũng không c̣n măi, v́ vô thường. Rồi, rốt cuộc cũng khổ.

Cảm thông nỗi ḷng nhân thế, thi nhân diễn tả nỗi xót xa hạnh phúc mộng huyễn của người trần gian và hạnh phúc của người biết không chấp trước như sau:

«Lấy gió mát trăng thanh kết nghĩa
Mượn hoa đàm đuốc tuệ làm duyên
Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trong đời.»


Hạnh phúc của thế gian mong manh như bọt nước trong tay. Vui hạnh phúc thế gian là vui ngũ dục lạc. Bản chất của ngũ dục lạc là uế trược vô thường. Hạnh phúc của người không chấp trước là người có cơi ḷng thanh tịnh, thong dong th́ khổ hóa vui.

“Vui trong tham dục là vui khổ
Khổ để tu hành là khổ hóa vui”


Tâm chấp chặt vào tiền của, danh vọng, ái t́nh …, th́ ḷng luôn luôn bất an. Bởi v́ tâm buồn vui theo những thứ này, c̣n th́ vui, ly tán th́ thất vọng buồn phiền, đau khổ.

Do tâm phân biệt, nên đối với việc ǵ không thích, th́ dù có tốt mấy cũng cho là xấu, rồi lạnh nhạt , ghét bỏ, nguồn rủa, t́m cách ám hại. C̣n nếu thương, th́ dầu thế nào, cũng khen và bao che. Con người do tâm phân biệt chấp trước, th́ luôn luôn dính mắc, sống trong trạng thái dày ṿ cuồng si, đau khổ suốt kiếp. Tâm an th́ lư đắc, thân khỏe, tinh thần vui. Tâm bất an, th́ lư bất đạt, thân bệnh hoạn, tinh thần suy.

Không phân biệt, th́ không chấp trước. Không chấp trước, th́ không dính mắc. Không dính mắc, th́ không bị lợi danh ân t́nh sai khiến. Không bị lợi danh ân t́nh sai khiến, th́ tự tại vô ngại thản nhiên trước uy danh vọng t́nh đời.

Muốn hết khổ, nên tập sống đời vị tha, hỷ xả, mở rộng cơi ḷng thương người, thương vật như chính tự thương ta. Việc ǵ qua, nên cho qua, quên đi, đừng thắc mắc, và đừng nhớ ghi chặt trong ḷng. Càng khắc sâu trần cảnh danh lợi ngũ dục lại nơi ḷng, th́ càng thêm cố chấp tiếc thương buồn phiền. Càng cố chấp, th́ tinh thần càng chật hẹp bất an, cản ngăn bước tiến bộ trên quang lộ an lành. Tâm lượng bị thu hẹp, th́ vũ trụ tâm thức không c̣n bao la, không thanh thản. Tâm cố chấp như người khát nước, lại đi uống nước biển. Càng uống càng khát!

Tài sắc, danh lợi, ái ân, ngũ dục, t́nh đời chỉ là tṛ chơi nguy hiểm, nhận ch́m con người xuống hố thẳm khổ lụy. Nghĩa là người muốn có đời sống tiến bộ, th́ phải biết nhận thức âm thanh danh sắc ngũ dục ở đời. Nếu mê muội tham đắm chấp trước ngũ dục (tài, sắc, danh lợi, ăn, ngủ) thế gian, th́ vô t́nh để đời ḿnh rơi vào vựt sâu của luân hồi, sanh tử. Ví như người nghiện á phiện, hay say sưa tửu sắc cờ bạc, mặc nhiên tự hủy hại ḿnh trên đường lập nghiệp, biến thành nhân cách xa đọa.

Giáo lư nhà Phật dạy con người nhận chân thế sự vô thường, để không đắm đuối tiếc nuối khổ lụy vào dục lạc vô thường c̣n mất, để c̣n có cơ hướng đến cái chơn thường, ngơ hầu được sống trường cửu với tánh linh ngời sáng an lạc, chứ không phải để bi quan yếm thế trốn tránh cuộc đời. Như ai ư thức, biết ḿnh kém, gắng chịu trau dồi để tiến lên, th́ kiến thức sẽ tăng lên. Ai biết ḿnh bệnh, chịu cầu thầy hay thuốc tốt mà chửa trị, th́ thân tâm trở nên lành mạnh… Tất cả sự tiến bộ hạnh phúc của con người đều do chính con người biết ư thức nhận định nh́n rơ sự thật. Tất cả đều do tâm tạo. Tâm sáng lành, th́ tạo hạnh phúc. Tâm chân thật th́ nhận hưởng chơn thường. Tâm tham độc, th́ tạo đời sống bất an.

Tâm ta vốn đă có tánh chất thánh thiện, từ bi, hỷ xả, vị tha rồi, nhưng ta quên đi, lại chạy theo mộng huyễn t́nh thức tham dục sân si làm cho vẩn đục lu mờ cái đặc tánh thánh thiện, từ bi, hỷ xả, vị tha. Vấn đề là tu, là sửa chửa, để xóa những ǵ làm lu mờ bản tánh thánh thiện trong ta.

Xuân tết trần gian là xuân hữu hạn, theo tháng theo mùa, có đến có đi. Tức là sau vài ngày tết là hết. C̣n xuân trường cửu, vĩnh hằng, như: Xuân CHÂN TÂM và Xuân DI LẶC (xuân Chân Tâm trong bài « Tâm sự mùa xuân »). Trong bài viết này, chúng ta thấy muốn hưởng xuân DI LẶC phải có tâm không chấp trước.

Trong bài « tâm sự ngày xuân », hưởng xuân CHÂN TÂM phải có tâm chân thật, nó là bản tâm hằng tri hằng giác, không đợi suy nghĩ mới có. Nó thanh tịnh, không sanh không diệt. Bản tâm đó giúp chúng ta, việc đến biết đến, việc đi biết đi. Bản tâm đó không h́nh không tướng thênh thang trùm khắp.

Vậy, nếu chúng ta muốn hưởng hai mùa xuân trong một năm, th́ phải có hai tâm sao? Chắc là không, v́ trong mỗi chúng ta chỉ có một tâm mà thôi. Vậy tại sao có hai xuân ? Nói xuân Chân Tâm và xuân Di Lặc là xuân trường cửu. Đă là trường cửu, th́ không một, và cũng không hai. Vậy là ǵ ? Xin thưa: là sự thật. Giáo lư nhà Phật là giáo lư dựa trên sự thật, để t́m hiểu sự thật. Đă là sự thật th́ trước sau cũng thật. Ở đây, sự thật là trạng thái an nhiên tự tại của hai cái xuân nói trên (về không phiền năo). Xuân nào cũng diễn đạt cái phong thái an nhiên tự tại đó. Tức là sự thật được nh́n từ hai khía cạnh khác nhau. Thành ra hai mà là một.

Trong nhà Phật, tâm được chia ra làm hai loại (hai loại của một tâm, chứ không là hai tâm). Một là tâm hư dối, hai là tâm chân thật.

Chúng ta thường quen sống với tâm hư dối, cho nên tất cả suy nghĩ buồn thương ghét…, ḿnh cho là tâm, rồi hài ḷng thỏa măn với tâm đó. Tâm này là tâm tạo nghiệp và gây ra phiền năo.

C̣n tâm chân thật, không sanh không diệt, không bị tất cả nghiệp làm quấy động, hằng như bất động. Tâm này không tạo phiền năo. Cả hai xuân, Chân Tâm và Di Lặc, đều thể hiện cái phong thái an nhiên tự tại của tâm này. Thành ra, tuy hai, mà là một.

Nếu tâm thanh tịnh, th́ tất cả hiện tượng chung quanh đều là đạo. Tâm c̣n nhơ nhớp, loạn động, th́ không có cái ǵ là đạo. Đạo từ tâm, nên nói tâm như th́ cảnh như. Tâm như tức tâm là đạo, bấy giờ cảnh ở ngoài tất cả đều là đạo.

Vertou, tháng 1 năm 2009
Trần Chánh Trực

Xuân

Văn học Phật giáo
Tuỳ bút
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

MƯA THÁNG NĂM RƠI

NẾU NHƯ ...

Thần chú trừ rắn độc

Ṿng tṛn cuộc đời

Ca sa ơi rộng mở !

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

HƯƠNG VỊ NGÀY TẾT

MỘT CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

Cơi Tịnh độ

LẠC DIỆP QUY CĂN

ĐẤT

NHỮNG DẤU CHÂN QUA

Chiếc lá khô

VƯỜN TÂM LINH
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr