Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Tiểu Diễm Thi
Chuyện kể rằng, ngày xưa có đôi vợ chồng mới cưới, nhưng v́ lễ giáo phong kiến ràng buộc, nên dù là vợ chồng mà ít khi được ở bên nhau để hàn huyên tâm sự. Chàng th́ măi miết ở thư pḥng để ‘sôi kinh nấu sử’, chờ ngày ứng thí; nàng th́ phải hầu hạ mẹ chồng, làm phận sự con dâu. V́ vậy mà cơ hội hai người ở bên nhau rất ít. Giá như có thời gian rảnh cũng không thể đường đột gặp nhau mà chuyện tṛ. Cái lễ giáo phong kiến khắc nghiệt ấy có lần đă khiến cho chàng đến trước pḥng hoa chúc rồi mà ngại ngùng không dám gơ cửa. Nàng ở trong pḥng dù rất muốn được gặp chồng mà cũng không tiện trực tiếp mời vào. Trong t́nh cảnh ấy, nàng chợt nghĩ ra một cách, gọi cô hầu Tiểu Ngọc làm việc này việc kia, rằng “Tiểu Ngọc! Lấy giúp chị cái kéo”, nào “Tiểu Ngọc! Đem cuộn len lại đây cho chị”… Nàng cứ hết lần này đến lần khác luôn miệng sai Tiểu Ngọc làm việc mà mắt th́ không rời cánh cửa xem chàng có động tịnh ǵ không. Việc sai Tiểu Ngọc làm việc chỉ là cái cớ để cho chàng ở ngoài cửa kia biết rằng ḿnh đang ở trong pḥng. Cho nên, tất cả những tiếng gọi Tiểu Ngọc ơi, Tiểu Ngọc hỡi chỉ là muốn nói “Chàng ơi! Thiếp đang ở trong pḥng đây nè!”.

Câu chuyện ấy đă được viết thành thơ. Đó là bài cổ thi nỗi tiếng của Trung Hoa, tương truyền do một cô gái làm, có tựa đề “Tiểu Diễm thi”:

Nhất đoạn phong quang hoạ bất thành
Đỗng pḥng thâm xứ năo sầu t́nh
Tần hô Tiểu Ngọc nguyên voâ sự
Chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh.


Dịch:

Một khúc t́nh chung sẽ chẳng thành
Pḥng không ṿ vơ thiếp sầu t́nh
Gọi hoài Tiểu Ngọc nguyên là cớ
Cốt muốn Đàn Lang nghe tiếng ḿnh.

(Đồng Ngộ dịch)

Câu chuyện chỉ có thế. Và bài thơ cũng chỉ cón bốn câu, hai mươi tám chữ, không hơn không kém. Vậy mà chẳng ai ngờ rằng nỗi niềm của cô gái một ḿnh ṿ vơ trong pḥng với nỗi buồn hiu quạnh, cả ngày thơ thẩn chờ đợi t́nh lang, được gói gém trong Tiểu Diễn thi này lại đi vào thiền học và biến thành phương tiện tiếp người của chư vị Thiền sư.

Đại Huệ Phổ Giác Thiền sư tông môn vũ khố, kể rằng: “Viên ngộ đến Kim Sơn, đột nhiên bị nhiễm thương hàn, phải đưa vào nghỉ nơi dành cho người bệnh nặng. Sư bèn lấy yếu chỉ Thiền mà b́nh sinh ḿnh đă từng tham ra thử để điều chế con bệnh nhưng không câu nào thành công. Sư chợt nhớ lại lời Ngũ tổ Pháp Diễn bèn tự nguyện: “Nếu khỏi bệnh sẽ về Ngũ tổ ngay”. Phật Giám ở Định Huệ cũng bị nhiễm thương hàn rất nặng. Viên Ngộ lành bệnh đến Định Huệ, rủ Phật Giám đi cùng. Phật Giám tính thường cố chấp, bỏ đi trước. Viên Ngộ về núi Tổ, Hoà thượng Diễn hoan hỷ nói: “Thầy về lại rồi đó ư? Mau vào tham đường ngay hôm nay”. Viên Ngộ liền vào liêu thị giả. Trải qua nửa tháng, gặp quan Đề H́nh họ Trần giải ấn từ quan trở về đất Thục, khi đi qua núi Tổ có ghé vào hỏi đạo. Nhân lúc đàm đạo, Tổ hỏi: “Lúc c̣n trẻ Đề H́nh đă từng đọc qua Tiểu Diễm thi chưa? Trong đó có hai câu rất đặc biệt là “Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự, chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh”. Đề H́nh ứng đáp: Vâng! Vâng! Tổ nói: “Hăy suy nghĩ thật kỹ”. Viên Ngộ vừa từ ngoài mới về và đang đứng hầu một bên, hỏi: “Nghe Hoà thượng đọc Tiểu Diễm thi, chẳng biết quan Đề H́nh có hiểu hay không?”. Tổ đáp: “Ông ta chỉ nghe được tiếng”. Viên Ngộ hỏi: “Cốt muốn Đàn Lang nghe tiếng ḿnh”, ông ấy đă nghe được tiếng, v́ sao bảo không phải?”. Tổ đáp: “Thế nào là ư Tổ Đạt Ma từ Tây sang? Cây bá trước sân chăng?”. Viên Ngộ hốt nhiên có chút tỉnh ngộ. Lúc đi ra thấy con gà nhảy lên lan can vỗ cánh gáy vang, Viên Ngộ tự hỏi: “Đây há chẳng phải là tiếng?”, và hốt nhiên triệt ngộ, bèn trở vào thất. Tổ nói: “Việc lớn Phật, Tổ không phải kẻ hạ căn hạ trí mà có thể làm được. Ta mừng cho ông!”. Rồi Tổ lại thông báo cho các trưởng lăo trong núi hay: “Thị giả của ta đă tham được Thiền”. (Đại chính 47, N0 1998B, 0946a03, vi bản).

Chính Viên Ngộ đă ghi lại sự kiện này trong Viên Ngộ Phật quả Thiền sư ngữ lục, rằng: “…Ta liền vào làm thị giả. Một này nọ, có quan Đề H́nh đến hỏi đạo. Tiên sư (chỉ ngũ Tổ Pháp Diễn) hỏi quan nhân đă từng xem qua Tiểu Diễm thi chưa, rồi đọc hai câu “Gọi hoài Tiểu Ngọc nguyên là cớ, Cốt muốn Đàn Làng nghe tiếng ḿnh”. Quan nhân không hiểu được ư chỉ. Nhưng ta nghe được trong tâm hốt nhiên thấu suốt”. (Đaïi chính 47, No 1997, 0774c04, vi bản).

Sau này, Đại Huệ Tông Cảo (1089-1163) đă dẫn dụng câu thơ này của bổn sư, tức là Viên Ngộ, vào trong tác phẩm của ḿnh. Nhưng người hiểu được thaâm ư và sử dụng linh hoạt, xảo diệu, biến câu thơ này làm thành gia phong tiếp người của riêng ḿnh th́ phải kể đến một vị Thiền tăng Nhật Bản, đó là Mộng Song Sớ Thạch.

Mộng Song Sớ Thạch (1275-1351) chính là người đă sáng tạo ra nghệ thuật Đ́nh Viên, mang đậm triết lư Thiền. Ngài được suy tôn là Thất triều đế sư (Thầy của bảy đời đế vương). Nhưng có lẽ đóng góp to lớn nhất của cuộc đời ngài chính là khiến cho Thiền phong thổi mát cả thiên hạ, nhất là thủ đoạn tiếp người rất đặc trưng, gọi là “Thủ đoạn gọi Tiểu Ngọc”.

Trong Mộng Trung Vấn Đáp, Mộng Song nói: “Từ cửa ngơ Thiền tông mà xét, những ǵ Thế Tôn diễn nói một đời đều là “Thủ đoạn gọi Tiểu Ngọc”. Lúc th́ bảo các pháp vô thường, khi th́ nói các pháp thường trụ, lúc th́ nói các pháp đều là hư vọng, khi lại nói các pháp là thật tướng. Có lúc Thế Tôn bảo rằng tất cả văn tự đều chẳng phải Phật pháp, có khi lại nói tất cả ngôn thuyết đều là Pháp thân v.v…. cách nói ngược nói xuôi thế này chẳng khác nào “Thủ đoạn gọi Tiểu Ngọc”, cũng như lúc bảo nó cuốn rèm lên hay buông rèm xuống. Bổn ư của Như Lai không hề nằm trong những ngôn cú văn tự ấy. Kẻ không hiểu ư Phật cứ chấp chặt ngôn cú t́m ṭi nghĩa lư, cho đó là bổn ư của Phật, Tổ rồi tin nhận, người này chẳng khác con hầu Tiểu Ngọc làm theo lệnh chủ như cuốn rèm lên, buông rèm xuống, và cho đó là dụng ư của cô chủ ḿnh”. (Mộng Trung Vấn Đáp, Đồng Ngộ dịch, thảo bản).

Thật đúng như vậy, chẳng phải đức Phật đă từng nói “Khởi nguyên vườn Lộc Uyển, kết thúc sông Bạt Đề, chưa từng nói một chữ” hay sao! Tất cả pháp môn đều chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, là thuyền bè để qua sông. Ở đây, Mộng Song nói tất cả kinh điển và ngữ lục chỉ là “Thủ đoạn gọi Tiểu Ngọc”, mượn văn tự ngôn cú để gọi ông Phật trong tâm của mỗi chúng sanh. Ngài khai thị: “Sau khi Phật diệt độ, Thiền và Giáo mới bắt đầu phân chia. Giáo môn có các tông Hiển, Mật. Thiền môn có đến năm tông, đó là tùy thuận căn cơ mà thi thiết phương tiện, không ngoài mục đích nối tiếp gịng Phật, xiển dương hóa nghi. Có người thành thầy của Giáo môn, có người thành Tổ của Thiền phái, đều dùng phương tiện đập tan thiên chấp vọng kế cho chúng sanh mê muội. Chúng ta phải vượt trên hai đường Thiền, Giáo, đạt đến xứ sở của chính ḿnh. Dụng ư thật của chư sư Giáo môn không hề nằm trong Giáo môn; thâm ư của Thiền sư đủ tuệ nhăn cũng không nằm trong Thiền môn. Những ư chỉ khác nhau mà Giáo tông và Thiền tông diễn nói đều là Thủ đoạn gọi Tiểu Ngọc. Bởi vậy người học đời sau nếu chấp Thiền chấp Giáo tức là trầm ḿnh trong biển thị phi, ngộ nhận thâm ư Phật, Tổ.” (Mộng Trung Vấn Đáp, Đồng Ngộ dịch, thảo bản).

Bản thân của Mộng Song cũng đă một thời “tầm chương trích cú”. Lúc đầu Ngài theo Giáo môn, rồi Mật tông. Đến đâu Ngài cũng t́m kiếm kinh lục để tra cứu các điểm dị đồng. Rồi Ngài bỏ tất cả thỏng tay vào cửa Thiền, nhưng cái thói quen “học giả” cứ đeo níu Ngài hoài, có lúc phải thở than: “Ta từ Giáo môn vào Thiền môn mới đó mà đă mười năm rồi! Trong thời gian ấy ta nhặt nhạnh không biết bao ngôn cú của các tông. Người xưa nói: “Kinh điển chữ nghĩa giống như ngón tay chỉ mặt trăng, là con đường dẫn đến Diệu đạo, chứ không phải là Diệu đạo.” Nếu vậy th́ ngôn cú của chư Tổ chẳng qua như miếng ngói gơ cửa, ngoài ra chẳng mảy may tác dụng. Trước đây ta bỏ đi nhiều điều bổ ích lại đi lượm lặt những miếng ngói vô giá trị, thật ngu muội chẳng ai bằng!”. Rồi lại một phen gạt bỏ tất cả, xin Thiền sư Nhất Sơn khai thị, với hy vọng nắm bắt được cửa ngoơ đi vào, chẳng ngờ ông già Nhất Sơn lại phang cho một câu: “Tông ta không ngôn cú, chẳng có pháp cho người!”. Mộng Song cay đắng trong ḷng, tự cho ḿnh là “kẻ hạ căn hạ trí” mà Hoà thượng cứ đem tông thượng thừa chỉ dạy th́ làm sao vào được. Nhưng rồi từ đó Mộng Song hạ thủ công phu. Cho đến một hôm nọ, trong lúc ngồi Thiền trên đơn không có vách mà cứ ngỡ có vách, Ngài dựa lưng vào nên bị ngă lăn cù, hoát nhiên đại ngộ phá lên cười ha hả và ứng khẩu đọc liền bài kệ:

Đa niên quật địa tầm thanh thiên
Thiểm đắc trùng trùng ngại ưng vật
Nhất dạ ám trung dương lục chuyên
Đẳng nhàn kích túy hư không cốt.


Dịch:

Nhiều năm đào đất kiếm trời xanh
Chuốc lấy tai ương việc chẳng thành
Đêm tối ấy gió lay vỡ đá
Trăm mối ngổn ngang vỡ tan tành.

(Đồng Ngộ dịch)

Chúng ta không phải cũng đă hơn một lần đào bới trong cho tàng kinh điển để t́m kiếm thứ ǵ đó ư? Hăy tạm dừng lại mọi công việc t́m kiếm để thử lắng nghe và hiểu được thâm ư “gọi Tiểu Ngọc” của đức Thế Tôn xem sao?

Văn học Phật giáo

Xuân
Tuỳ bút
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

MƯA THÁNG NĂM RƠI

NẾU NHƯ ...

Mùa xuân, Di-lặc, từ thực tại đến ước mơ

Gió Xuân 2013

Nụ cười Hoa mùa Xuân

CHUYỆN CỦA RỒNG

Ṿng tṛn cuộc đời

Ca sa ơi rộng mở !

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

Tâm sự Xuân 2011

HƯƠNG VỊ NGÀY TẾT

Tâm sự Xuân 2010

MỘT CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr