Trang chủ En français Tin tức Hình ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Thông điệp Đức Dalaï Lama gởi Tăng Ni Phật tử VN 2008

Sáng ngày 19-8-2008, vào lúc 8h45, Đức Dalai Lama đã quang lâm đạo tràng chùa Vạn Hạnh. Tại đây, Ngài đã thân lâm tháp chuông và đánh lên ba tiếng để cầu nguyện thế giới hòa bình; làm lễ chú nguyện tượng đài Quan Thế Âm lộ thiên và tụng một thời kinh ngắn ở Chánh Điện. Sau đó, Ngài đã đặc biệt dành 45 phút nói chuyện với Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tại chùa Vạn Hạnh. Buổi nói chuyện diễn ra trong không khí hết sức gần gũi và thân tình, nhưng chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc, thấm đượm chất liệu từ bi. Chúng tôi xin trân trọng gởi đến Tăng Ni và Phật tử Việt Nam hải ngoại nội dung buổi nói chuyện này như một thông điệp về văn hóa và đạo pháp của dân tộc.

Trước hết, tôi muốn bày tỏ niềm vui của tôi với quý vị Tăng Ni cũng như những anh chị em Việt Nam của tôi. Chúng ta tụ họp ở đây vì chúng ta là đệ tử của chung một vị Thầy, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Cũng vậy, nếu chúng ta nhìn lịch sử của sự truyền bá Phật giáo trên thế giới, thì đầu tiên, Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam trước khi sang Tây Tạng. Vậy thì chúng tôi xem quý vị là bậc đàn anh đi trước, nên tôi xin chào các bậc đàn anh (Đức Dalai Lama chấp tay cúi chào Tăng Ni Việt Nam).

Không những chúng ta giống nhau bởi vì chúng ta cùng là đệ tử của đức Phật, mà trên phuơng diện chính trị, chúng ta đã trải qua cùng một kinh nghiệm. Gần năm mươi năm nay, người Tây Tạng chúng tôi là những kẻ lưu vong, tị nạn. Vậy thì trên phương diện tị nạn, chúng tôi là người đi trước quý vị.

Làm sao đối phó với cuộc sống lưu vong trên phương diện bản thân, và làm sao bảo tồn truyền thống của mình? Trong lĩnh vực này, chúng tôi có những kinh nghiệm có thể chia sẻ.

Điểm thiết yếu là chúng ta phải tự tin. Chúng ta phải hãnh diện với truyền thống của mình, với ngôn ngữ của mình. Truyền thống và văn hóa của chúng ta dĩ nhiên đặt căn bản trên Phật giáo.

Một trong những người bạn Trung Hoa của tôi, một vị giáo sự đại học với học thức rất cao, đã có lần nói với tôi rằng sự thật, truyền thống Tây Tạng cao siêu hơn truyền thống Trung hoa. Lý do là vì, dĩ nhiên, văn hóa Trung Hoa rất cổ xưa, nhưng căn bản là Nho giáo, trong khi đó, truyền thống Tây Tạng đặt căn bản trên giáo pháp của đức Phật. Vậy thì khi so sánh hai văn hóa, đương nhiên là giáo pháp của đức Phật cao thâm hơn những lời dạy của Khổng phu tử !

Đạo Phật đã phát nguồn từ châu Á, nhưng ở thế kỷ 21 này, truyền thống Phật giáo đã lan tràn trên khắp cả thế giới. Thế mà Phật giáo có bao giờ gặp một người mà năn nỉ "anh theo Phật giáo đi" !!!

Vậy mà trong rất nhiều quốc gia, có rất nhiều người, một cách tự nhiên, đã tỏ ra rất lưu tâm đến Phật giáo, ngay cả trong giới trí thức hay giới khoa học.

Thứ hai nữa là hai dân tộc của chúng ta đây đã khổ đau nhiều dưới chế độ độc đảng cộng sản. Chế độ cộng sản đã bắt nguồn từ cách mạng Bolchévique của Nga sô năm 1917, nghĩa là ở thế kỷ 20 và cũng kết thúc trong thế kỷ 20. Tuy vậy, chế độ này vẫn còn lưu truyền ở các nước Trung Hoa, Bắc Hàn và Việt Nam.

Tôi có một người bạn, một vị cao tăng uyên bác, có một lần được mời đi Hà Nội. Đến phi trường rước ông là một sĩ quan cao cấp, có lẽ là một vị tướng. Ông lái xe đến đón vị thầy này và đưa thẳng về nhà mình. Thật là mâu thuẫn, vì ông là một sĩ quan cao cấp của quân đội cộng sản ở mặt ngoài, nhưng ở mặt trong, ông là một Phật tử !

Ở Tây Tạng cũng có những vị sĩ quan trong quân đội, nhưng trong điện thoại cầm tay của họ lại luôn có hình của tôi ! Vậy thì hiện nay, chủ nghĩa mát-xít đang suy thoái trong khi Phật giáo thì lại tăng trưởng và ở Trung Hoa, ta không còn có một chủ nghĩa thuần túy mát-xít và cộng sản, chỉ còn một chế độ độc đảng và đồng thời lại tư bản.

Tôi không nói như thế vì sân hận hay ác tâm mà tôi lại nói thế. Tôi nói thế là vì lý tưởng Phật giáo là Từ Bi tâm và tự do. Trong khi đó chủ nghĩa cộng sản độc đảng lại duy trì sự khủng bố và đàn áp, thì không thể đi đôi với hạnh phúc và sự mãn túc trong cuộc đời. Tuy nhiên tôi thấy trong chủ nghĩa mác-xít có nhiều ưu điểm, vì thế trên bình diện xã hội và kinh tế, thì tôi theo chủ nghĩa mác xít ! (Đức Dalai Lama cười hoan hỷ)

Vậy thì tôi tin tưởng rằng với lòng tự tin thâm sâu và với sự cương quyết , quý vị phải bảo trì văn hóa cũng như bản sắc Việt Nam của mình, đặt trên nền móng Phật giáo, dĩ nhiên.

Tôi cũng nghe nói rằng Việt Nam cũng có nhiều người theo thiên chúa giáo. Thế thì dĩ nhiên họ đặt tín ngưỡng lên thiên chúa, và chúng ta phải kính trọng điều ấy, nhưng họ sống trong nước Việt Nam mà truyền thống là Phật giáo, cho nên sẽ có những yếu tố của văn hóa này sẽ được trộn lẫn vào cuộc sống của họ. Ở Tây Tạng cũng có một thiểu số theo hồi giáo, tín ngưỡng của họ là hồi giáo nhưng nếp sống của họ lại là văn hóa Tây Tạng mà nguồn gốc vốn là Phật giáo. Thế thì tôi nghĩ rằng rất có thể ở Việt Nam, những người theo thiên chúa giáo và có thể hồi giáo lại có văn hóa hoàn toàn Việt nam mà nguồn gốc là Phật giáo. Vì vậy, tôi nghĩ rằng quý vị phải sống chung một cách hài hòa.

Chùa Vạn Hạnh, sáng ngày 19-8-2008.
Le 19/8/2008, à 8h45 du matin, Sa Sainteté le 14ème Dalaï Lama a rendu visite à la pagode Van Hanh à Saint Herblain. Cette visite, essentiellement religieuse et spirituelle, a duré 45 minutes.

Nous voudrions partager avec vous, bouddhistes et sympathisants du monde entier, ce moment solonnel, chaleureux et si paisible lors de la présence de Sa Sainteté le Dalaï Lama dans cette pagode vietnamienne à Saint Herblain.


Tout d'abord, je voudrais exprimer ma joie à vous tous, la Sangha, et à mes frères et sœurs vietnamiens. Nous sommes réunis ici car nous sommes tous des disciples du même Maître. Egalement, si l'on considère l'histoire de la propagation bouddhiste dans le monde, le Bouddhisme est propagé de l'Inde vers la Chine, le Japon, le Corée, le Vietnam avant qu'il ne vienne au Tibet, c'est pourquoi nous vous considérons comme des anciens. Donc je vous salue.

Non seulement nous sommes identiques en étant des disciples de l'enseignement du Bouddha, mais sur le plan politique, nous avons vécu la même expérience. Il y a maintenant à peu près 50 ans, nous, les Tibétains sommes devenus des réfugiés en exil. En ce qui concerne le statut de réfugiés, nous avons un degré d'ancienneté de plus que vous.

Comment gérer cette situation de réfugié pour soi-même dans notre propre vie, comment également perpétuer notre tradition ? Dans ce domaine, nous avons quelques expériences à partager.

L'essentiel, c'est d'avoir confiance en soi. Nous devons être fiers de notre propre tradition, incluant notre langue. Notre tradition, notre culture est bien sûr fondée principalement sur le bouddhisme.

Un de mes amis chinois qui est extrêmement éduqué, et qui est professeur d'une université américaine m'a dit une fois qu'en vérité, la culture tibétaine est plus forte que la culture chinoise. La raison est que certes, la culture chinoise est très ancienne, mais qu'elle est principalement fondée sur le Confucianisme, alors que la culture tibétaine, comme vous savez, est fondée sur l'enseignement du Bouddha. Donc si l'on compare les deux, il est certain que l'enseignement du Bouddha est beaucoup plus profond que les paroles de Confucius.

Traditionnellement, la culture bouddhiste était orientale. Mais maintenant, au 21è siècle, cette tradition bouddhiste s'étend au monde entier. Dans la tradition bouddhiste, nous ne demandons jamais à quelqu'un "s'il vous plait, devenez Bouddhiste !".

Cependant, dans toutes sortes de pays, il y a de nombreuses personnes qui spontanément montrent un profond intérêt pour le Bouddhisme, incluant des intellectuels et aussi des scientifiques. Nous devons en être fiers.

Deuxièmement, nos deux peuples ont souffert sous l'occupation d'un régime communiste totalitaire. Au point de vue gouvernemental, les gouvernements de tendance communiste ont commencé avec la révolution bolchevique en Russie en 1917, donc nés au 20è siècle sur le plan politique et on peut dire qu'ils sont morts avant la fin du 20è siècle. Mais ces pratiques du communisme totalitaire, on les voit encore perdurer, demeurer qu'en Chine, en Corée du nord et au Vietnam.

Un de mes amis qui est un très bon moine, un érudit, a été une fois invité au Vietnam. Quand il arrivé à l'aéroport de Hanoi, il a été reçu par un officier de très haut rang, un général peut-être. Il était venu le chercher, et l'a immédiatement amené chez lui dans sa voiture. Et donc, c’était un paradoxe car vous avez un militaire de très haut rang dans le régime communiste à l'extérieur, mais à l'intérieur, c'est un bouddhiste.

Au Tibet, des officiers qui appartiennent à l'armée de la libération du peuple, ont même ma photo sur leur téléphone portable ! Donc à l'heure actuelle, on voit qu'il y a un déclin du marxisme mais une croissance du Bouddhisme, et on retrouve maintenant en Chine un régime qui n'est plus véritablement marxiste ou communiste, mais qui est totalitaire et en même temps capitaliste.

Ce n'est pas par colère ou par animosité que je dis cela. Je dis cela simplement parce que l'idéal bouddhiste qui est celui de la compassion et également la promotion de la liberté. Or les régimes communistes totalitaires ne cessent d'entretenir la peur et l'oppression et cela ne peut aller de paire avec le sentiment de bonheur et de plénitude dans l'existence. Pourtant, je pense que dans le marxisme, il y a des points qui sont excellents, et donc sur les points de vue social ou économique, je serais plutôt moi-même un marxiste (protestation du traducteur, Matthieu Ricard !)

Et donc, je crois qu'avec une confiance profonde en vous-même et avec détermination, vous devez préserver votre culture et votre identité vietnamienne, fondée sur le Bouddhisme bien sûr.

J'ai entendu dire également qu'il y a de nombreux chrétiens au Vietnam, et bien sûr leur foi est chrétienne, ce que nous devons respecter, mais ils vivent dans une culture vietnamienne d'origine bouddhiste, donc ces éléments culturels sont incorporés dans leur vie. Par exemple au Tibet, il y avait des minorités musulmans, leur foi est musulmane, mais leur manière de vivre est tout à fait assimilée à la culture tibétaine qui est elle-même fondée sur le Bouddhisme. Il est possible qu'au Vietnam également, tous ces chrétiens et peut être aussi des musulmans, leur culture générale est celle de votre pays qui est d'origine bouddhiste. C'est pourquoi je crois que vous devez cultiver l'harmonie tout ensemble.

Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2008 - Lễ Khánh thành

Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh năm 2020
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh năm 2019
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2020
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2019
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2017
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2016
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2015
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2013
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2012
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2011
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2010
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2009
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2008
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2007
Sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2006
Sinh hoạt chùa Khánh Anh
Sinh hoạt các chùa trên thế giới


Thọ Bát Quan Trai Giới - Tháng 2/2020
Được sự hứa khả của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Thượng Tọa Thích Thông Trí, quý Ngài sẽ đến đạo tràng Chùa Vạn Hạnh giảng dạy hướng dẫn tu tập Thọ Bát Quan Trai Giới...

Thọ Bát Quan Trai Giới và Lễ Phóng Sanh 3/2019

Được sự hứa khả của Hòa Thượng Thích Phổ Quang, Ngài sẽ đến đạo tràng Chùa Vạn Hạnh từ ngày 30/3/2019 đến 31/3/2019 để giảng dạy hướng dẫn tu tập : Thọ Bát Quan Trai Giới và Lễ Phóng Sanh...

Chương trình sinh hoạt trong năm 2019


Chương trình sinh hoạt của chùa Vạn Hạnh trong năm 2019

Lễ Hoàn Nguyện Chùa Vạn Hạnh 2017

Phật Đản 2017 - PL 2661


Họp mặt Thân hữu Già Lam lần thứ 14 2017

Tâm thư số 2 Xây dựng Hoàn thiện chùa Vạn Hạnh

Mạn Đà La về Bồ Tát Quán Thế Âm 2015

Lá thơ Phật đản - 2013

Trại họp bạn Quán Thế Âm 2013 - Thông báo

Chương trình sinh hoạt chùa Vạn Hạnh 2013

Lễ Vu Lan 2012

Đố án xây dựng chùa Vạn Hạnh 2016

Phật đản 2012
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr