Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật tử Thân Dũng Xuất
Lời nói đầu: Đây không phải là một điếu văn, mà là một tâm sự.

Quan niệm “duy tâm sở hiện” của đạo Phật mà chúng ta thường hiểu như: “mọi thứ đều do tâm ḿnh mà ra cả”. Và cũng chính với quan niệm này mà tôi có một kỷ niệm với anh. Riêng tôi, tôi không quen biết anh nhiều, chỉ vài lần nói chuyện ở chùa, nhưng qua kỷ niệm đó mà tôi cố gắng kể lại ở đây. Tự cho ḿnh là Phật tử, tôi nghĩ anh c̣n nghe và hiểu những ǵ tôi sắp kể.

Cách đây vài tháng thôi, trong một buổi pháp thoại ở chùa, anh hỏi thầy Nguyên Hùng: "trong kinh điển nói là vạn pháp duy tâm tạo, giờ con muốn một tượng Phật, làm sao có được tượng Phật như tâm con muốn". Câu hỏi của anh đă được thảo luận, và sau đó nữa, nó không được trả lời dứt khoát hôm đó, v́ thời giờ không cho phép. Ít lâu sau, nghe tin anh nằm nhà thương, tôi đă viết một bài về vạn pháp do tâm tạo, viết xong, in ra giấy ngay, rồi đem vào nhà thương làm quà cho anh.

Khi tôi vào pḥng anh, anh thấy tôi và nói: "anh vào đây" và chỉ ghế và bảo tôi ngồi. Tôi không ngồi, vẫn đứng, cầm bao thơ đong đưa không nói ǵ. Anh hỏi tôi:

- Cái ǵ đó ?

Tôi không trả lời câu hỏi của anh, v́ muốn đùa, nên tôi nói:

- Vạn pháp do tâm tạo!

Anh biết là tôi muốn anh đoán cái ǵ trong bao thơ, nên anh bắt đầu đùa, anh nói:

- Chắc là không phải là đồ ăn ?

Tôi không tha cho anh, tôi tiếp với câu:

- Vạn pháp do tâm tạo mà!

Bây giờ th́ anh đă hiểu là tôi muốn anh nói anh muốn ǵ bây giờ?, anh trả lời ngay:

- B́nh thường thôi.

Câu trả lời của anh quá gọn, quá giản dị, không suy nghĩ, không do dự. Câu trả lời cho tôi cái ấn tượng về cái 'an nhiên tự tại ' của anh. Con người có được cái an nhiên tự tại đó, họ sẽ không bị ràng buộc vào thực tại. Họ không lo âu, vướng mắc vào cái hiện đang là.
V́ cách trả lời của anh như vậy, Tôi cảm thấy ḿnh có lỗi, lố bịch quá. Ḿnh đùa không phải lúc. Tôi đánh trống lăng bằng cách hỏi qua chuyện khác. Trong sự tṛ chuyện kế tiếp, tôi mới nhận rơ thêm về cái an nhiên tự tại vừa nói. Khi hỏi về bệnh của anh, anh kể anh ăn vào là sẽ bị ói ra…v́ bị chích nhiều thuốc… Anh kể một cách an nhiên tự tại, như nói về bệnh của người khác, chứ không phải là anh đang gánh nó. Chúng tôi trao đổi nhiều thứ khác: kỹ thuật về in, về màu…, những chuyện ở chùa, và một ít ṭ ṃ v́ chúng tôi nói về người khác….Tôi nhớ là tôi không có cảm tưởng là đang nói chuyện với người bịnh hay một người chán năn.

Về nhà tôi nghĩ nhiều về anh, về cách trả với câu 'b́nh thường thôi '. Tôi cảm thấy cách trả lời như nhiều chuyện trong nhà thiền mà tôi được đọc. Nhiều thiền sư đắc đạo trả lời bằng những câu, khi mới nghe rất khó hiểu.

Mấy chữ "B́nh thường thôi", người ta có thể nghĩ là người trả lời không muốn trả lời câu hỏi, nhưng với tôi, th́ trái lại. Nó là tất cả, nó nói lên tất cả tuỳ theo sự muốn biết của tôi về anh.

V́ vạn pháp duy tâm, nên câu trả lời sẽ là phản ứng hay sự chuyển thức của anh lúc đó. Thoạt nghe mấy tiếng b́nh thường thôi, tôi nghĩ là không có ǵ lạ hay không có ǵ hết.

Nhưng theo một nhà toán học mà tôi không nhớ tên, đă nói: "nếu ta nh́n con số không, ta không thấy ǵ, nhưng khi ta nh́n xuyên qua con số không ta sẽ thấy tất cả.". Câu này giống như tư tưởng trong pháp giới Hoa Nghiêm: một là tất cả, hoặc sự sự vô ngại pháp giới. V́ không có pháp nào độc lập, nếu nh́n một pháp, dĩ nhiên sẽ không thấy ǵ, v́ pháp đó không có. Vậy phải nh́n xuyên qua sự tương tức tương nhập của pháp, tức là sự sự vô ngại pháp giới.

Và cũng v́ vậy, mà tôi cố nh́n qua 'con số không', do đó có cái tâm sự của tôi về anh. Tôi phải mất mấy ngày mới hiểu ra mấy tiếng 'b́nh thường thôi'.

Trong đạo Phật, vạn pháp duy tâm. Thân khẩu và ư…..Những ǵ ai làm, ai nói, ai nghĩ đều c̣n ghi trong tâm. Thân có thể chết, nhưng ḍng tâm thức vẫn tồn tại và đợi đến lúc nào đó sẽ h́nh thành trong một thân mới. Đó là nguyên lư của cái gọi là sự tái sinh trong đạo Phật.

Ngoài đời, cũng có tư tưởng như vậy, người ta nói: đời con người như một cuốn sách đang mở ra đó. Ai ai cũng có thể đọc được cuốn sách đó. Mỗi cuốn sách gồm có: phần vật chất là những trang giấy và chữ, phần kia là nội dung của những ḍng chữ. Như vậy, phần vật chất chuyên chở phần nội dung. Như thân con người chuyên chở ḍng tâm thức của họ.

Cuốn sách có thể mục nát, nội dung của nó cũng không ở măi với thời gian. Nhưng trong cái tương đối của cuộc sống, thường cái ǵ thiết thực th́ hiện hữu, dĩ nhiên hiện hữu trong tương đối, hiện hữu theo quy ước. Tất cả những ǵ có tác dụng là có thực tại. Và tôi nghĩ là tôi đang trải nghiệm cái thực tại đó qua nội dung của cuốn sách mang tên anh, làm nên tâm sự này.
----------------

Khi tôi đọc những trang sách của anh (tức là tôi xem những phần vật chất trong đời sống của anh), để t́m nội dung của cuốn sách.

Nếu tôi hiểu….

"B́nh thường thôi", anh muốn ….sống ở nhà với vợ con anh, thay ǵ nằm đây (nhà thương)

"B́nh thường thôi", anh muốn…...đi làm mỗi ngày như độ nào

"B́nh thường thôi", anh muốn…..đến chùa sinh hoạt Phật sự với anh chị em

"B́nh thường thôi", anh muốn… được nghe pháp thoại, được đọc kinh với thầy, với anh chị em

"B́nh thường thôi", anh ước... theo bài thơ của anh:
Mái nhiêng che chở người viễn xứ.
Chuông đổ muôn chiều mượn gió đưa
Niêm hoa vi tiếu trao thân Phật
Niệm Phật văng sanh trí Đại thừa


"B́nh thường thôi" anh ước…… qua bài thơ "T́m Phật " của anh,:

Mấy độ về chùa con lạy Phật.
Phật nh́n con, con thấy Phật chung quanh.
Niềm vui ẩn hiện trong ánh mắt.
Có phải Phật về trong tâm.


Hiểu như vậy là hoàn toàn sai cái ư mà anh muốn nói qua mấy tiếng b́nh thường thôi.

Tôi phải nhắc lại là anh nói một cách an nhiên tự tại, tức là với một cách không dính mắc, có nghĩa là anh không vướng vào những việc anh đă làm (quá khứ), hay những việc hiện tại như cơn đau, sự phiền toái ở bịnh viện….. Cái quá khứ đó (những sự vừa kể) rất có thể tạo cho anh niềm vui, nhưng vui không dính mắc, vui trong an nhiên tự tại. Cơn đau, sự phiền toái không làm anh bận tâm….

Tôi nghĩ là anh phải có một đạo lực hay một tŕnh độ giác ngộ nào đó mới thoát khỏi sự lôi kéo của nghiệp lực, những cái hiện tại, những cái quá khứ…..

Tôi nghĩ anh có cái b́nh an thường trụ, được gọi là “cái b́nh thường, cái đang là” hoặc “cái đương như” muôn thuở của chính ḿnh, cái mà anh gọi B̀NH THƯỜNG THÔI.
Cái b́nh thường là cái vô niệm, vô tâm và vô ngă mà ta luôn luôn ở trong đó. Chỉ v́ kỳ vọng cái phi thường - cái thường lạc ngă tịnh, hay cái Tịnh độ xa xăm nào đó - nên đă tự bỏ quên cái b́nh thường chân như vô giá ấy. Trong kinh thường ví như một người đăng trí cầm ngọn đèn đi t́m ngọn đèn ấy, t́m măi không gặp, mà thật ra ngọn đèn nằm sẵn trong tay chưa rời nửa phút.

Kinh điển diễn tả người giác ngộ là người ra ngoài cái tầm thường, cái bất thường và cái phi thường. Giác ngộ chỉ có nghĩa là trở lại b́nh thường hồn nhiên muôn thuở như như tự tại, mà người ta thường diễn tả thật kêu là "ngộ nhập tự tánh".

Nam Tuyền thiền sư đă xác nhận: Người giác ngộ "bất muội nhân quả" chứ không phải "bất lạc nhân quả". Nhân quả biến dịch là cái b́nh thường, là cái "dữ ngă tịnh sinh" (cùng ta sinh ra), là cái "dữ ngă vi nhất" (cùng ta là một).

Cho nên họ ở trong nhân quả mà không "muội" nhân quả, nghĩa là họ sống ung dung trong ḍng sông nhân quả ấy mà chẳng hề bị nhân quả cuốn trôi và hẳn nhiên trong sự huyền đồng tuyệt đối đó họ đă là một với ḍng sông - và v́ biết như thế (như thị giác), nên đă "ra khỏi nó", ra khỏi sự cuốn trôi (luân hồi) của gịng sông ảo hóa.

Đó cũng chính là ư nghĩa lời tuyên bố siêu việt của Đức Phật: "Không dừng lại, không bước tới Như Lai thoát khỏi bộc lưu".

Sống như vậy là sống với trí tuệ đạo Phật. Và hể có trí tuệ là có bản chất từ bi. Lối sống này có thể không cao sang, phù phiếm, nhưng nó không bị sức quyến rũ mănh liệt của vật chất ngày nay đang lấy dục vọng làm nguồn năng lực kích động; nó tạo nên được những tâm hồn b́nh dị trong lành, những nếp sống an ḥa tươi mát; ở đó, vũ trụ thiên nhiên và con người ḥa điệu với nhau và cùng biểu lộ cái đẹp thuần khiết, chân thực nhất của chúng. Cũng ở đó, con người - trong ḥa điệu với vũ trụ thiên nhiên - có thể sống được cái giây phút vĩnh cửu của đời sống mong manh này, cái giây phút vượt ra ngoài mọi biên tế chia ĺa.

Tất cả những điều đó, như có cái ǵ bất động giữa những cái không ngừng lay động, có cái ǵ lặng lẽ vô ngôn giữa thanh âm vang động miên man. Tất cả là nghệ thuật của đời sống đi vào cơi Đạo, hay ngược lại, Đạo thấm nhuần vào trong cơi sống. Sống như thế là sống Đạo.

Sống sáng rực trong cái lư, trong cái sự, trong lư sự viên dung và trong sự sự vô ngại pháp giới đó. Cái kỳ diệu đẹp đẽ bao la ấy có mặt ở mọi nơi, mọi chốn, và dĩ nhiên nó có mặt ở đây, bây giờ, ở chùa Vạn Hạnh Saint Herblain- Nantes. .Và dĩ nhiên, nếp sống đó đă thể hiện trong nội dung của cuốn sách tuyệt vời mang tên anh. Tiếc rằng giờ đây, cuốn sách đă kép lại.

Cũng là B̀NH THƯỜNG THÔI !

Anh đă ra đi? B́nh thường thôi!

T́m Phật
THỌ TANG ÔN
TỪ GIĂ CUỘC ĐỜI
Pháp âm của Ôn : Ngày viên măn
Những ấn tượng khó phai
Như một lời chia tay
LỜI TRI ÂN
Lễ tưởng niệm tại chùa Khánh Anh
Khúc biệt ly
Khoảng lặng tâm hồn
Khấp báo
Hướng về tuổi trẻ Gia Đ́nh Phật Tử
Gia Trưởng GĐPT Vạn Hạnh
Cáo phó
Cáo bạch
Cánh hạc lên trời
Bia tháp Ôn Long Thọ
Ánh trăng vô thường
Đến và đi


Phật tử Hải Đăng

Tang lễ Hoà thượng Thích Minh Tâm

Phật tử Đức Hải

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Tang lễ Hoà Thượng Bổn Sư

Tang lễ Hoà Thượng Bổn Sư

Tang lễ Hoà Thượng Bổn Sư
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr