Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Tang lễ Hoà Thượng Bổn Sư

Bia Tháp Trưởng Lăo Nhật Liên
Tây Thiên đường thượng, Long Thọ Tọa chủ


Sư húy Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên, thế danh Quang Tiền, người họ Diệp ở thôn Xuân An, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Thuở nhỏ học Nho, sau theo Tân học. Nhờ căn lành đời trước, sức tuổi tuy chỉ vừa đuổi quạ mà tâm chí đă thấm nhuần di giáo Kim hà, nên sớm từ giă song thân, khoác áo nâu ṣng, nối gót siêu phương, theo thúc phụ Đôn Hậu Thượng Nhân đến chùa Tây Thiên Di-đà, Thuận Hóa, lạy Tọa Chủ Trưởng Lăo Giác Nguyên làm Bổn Sư thế độ, truyền thọ tam quy.

Thờ Thầy học Đạo không lâu, gặp lúc An Nam Phật Học Hội mở trường Sơ Đẳng Phật Học ở chùa Trúc Lâm, Pháp Sư Trí Độ làm Đốc giáo, Sư vâng lời thầy đến trường tu học. Chẳng bao lâu Tăng-già Sơn Môn Thuận Hóa kiến lập Tây Thiên Phật Học Đường, Sư liền chuyển đến đó để tiếp tục việc học. Cùng trong năm này, Sơn Môn mở Đại Giới Đàn ở chùa Tây Thiên; Bổn Sư làm Đàn Đầu Ḥa Thượng. Sư được truyền giới Sa-di, lúc đó đúng mười tám tuổi.

Năm Giáp Thân, 1944, sau khi tốt nghiệp Tây Thiên Phật Học Đường, Sư được Lưỡng Xuyên Phật Học Hội tỉnh Trà Vinh, Nam Phần, mời làm Giáo thọ của Thích Học Đường.
Năm Đinh Hợi, 1947, quân viễn chinh Pháp tái chiếm Quảng trị, Sư lui về ẩn tu chùa Diên Thọ ở huyện Hải Lăng.

Không lâu, miền Nam gặp được duyên lành, Phật pháp có cơ hưng thịnh. Sư bèn thuận thời hành hóa, cất bước du phương, hoằng hóa trời Nam, dừng chân ở chùa Sùng Đức Sài-g̣n, cùng chư Pháp lữ kiến lập Nam Việt Phật Học Đường. Sau đó Học đường dời về chùa Ứng Quang vốn do Trí Hữu Thượng Nhân khai kiến, rồi phát tâm hiến cúng Sơn Môn làm nơi hoằng pháp. Với ước nguyện trùng quang dấu ấn Tổ tông, Sư đề nghị đổi tên chùa là Ấn Quang. Về sau chùa đă trở thành một trung tâm Phật học danh tiếng ở miền Nam.

Năm Quư Tỵ, 1953, hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam khai mạc ở chùa Từ Đàm, Thuận Hóa, đặt nền móng cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Hội nghị gồm năm mươi mốt đại biểu toàn quốc, trong đó Sư là đại biểu của Phật Giáo Nam Việt.

Cũng trong năm này Sư lại đề nghị thành lập Giáo Hội Tăng-già Nam Việt, tự thân ứng mệnh làm Trưởng Thư kư, văn pḥng đặt tại chùa Hưng Long, sau dời về Ấn Quang.
Năm sau, vừa đúng tuổi 30, Sư đăng đàn thọ cụ giới, lạy Trưởng Lăo Đôn Hậu làm Truyền Giới Đàn Đầu Ḥa Thượng.

Năm Giáp Ngọ, 1954, Sư sang thủ đô Nam-vang nước Cao-miên khai đàn giảng pháp, v́ Tăng-già Việt kiều mà làm giáo thọ, trú tŕ chấp pháp.

Lại năm sau, theo thư thỉnh nguyện của hội Phật giáo Việt kiều Lào, Sư thừa mệnh Giáo Hội Tăng-già Trung Việt Thuận Hóa, sang Lào hoằng pháp. Từ đó, tứ chúng Việt kiều đồng thỉnh Sư làm Đạo Thống Phật Giáo Việt Nam ở Lào, đồng thời đảm nhậm Tọa chủ chùa Bàng Long ở kinh đô Vạn Tượng. Để tạo phương tiện hoằng hóa, Sư kiến lập Đạo Thống Ṭa và Trung Ương Hành Pháp Viện. Từ đó Phật giáo Việt Nam rộng diễn Pháp âm trên đất nước Lào.

Thế nhưng, lư đạo vốn như nhiên mà vận nước lại tùy duyên biến đổi. Binh lửa Đông Dương ngày càng khốc liệt, Ma chướng ngày một hoành hành. V́ nghe lời sàm tấu nên Quốc vương xứ Lào buộc Sư phải quay về nước. Mùa thu, năm Kỹ dậu, Sư bèn giă từ tứ chúng Việt kiều. Nghĩa đạo, t́nh đời, không sao kể xiết.

Mùa xuân năm Ất Măo, 1975, Sư phụng mệnh Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, làm Chứng Minh Đạo Sư của Tỉnh Giáo Hội Long Khánh và làm Tọa Chủ chùa Vĩnh Khánh, nơi dự định sẽ là Viện Tăng Thống trong tương lai. V́ thế Sư không ngừng nỗ lực trùng tu kiến tạo quy mô.

Sự nghiệp này há dễ nửa chừng đ́nh đốn, dù cho cuộc đời băi biển nương dâu, sao dời vật đổi. Mối Đạo tuy có hưng suy, nhưng nếp Tổ kế thừa không đổi. Chẳng mấy chốc mà ngôi Phạm vũ huy hoàng, rừng Thiền hưng chấn. Quả là duyên vậy, thời vậy!

Sư một đời để tâm đến sự nghiệp giáo hóa chúng sinh, hoằng tuyên Chính Pháp, dẫm lên danh lợi như cỏ rác, trong chứa thật đức mà ngoài che vẻ sáng, lượng xét mà khoan dung, độ lượng môn đồ, quan hoài tứ chúng.

Thế rồi, phận sự vừa hoàn thành, thềm Không đă dọn phẳng, kịp khi tuổi cao, thân bệnh trường kỳ, mà công phu khắc niệm lại càng nghiêm cần. Sắc thân này đồng như gỗ mục, thức tánh huyền vi khó giữ lâu trong thành tŕ nghiêng đổ, nên Sư an nhiên thị tịch, vào giờ Dậu, ngày hai mươi bốn, tháng mười một, năm Kỷ Sửu.

Than ôi, tiếc thương thay!

Thất vắng, bóng chiều, lối cỏ ngậm sương, nhân duyên tụ tụ tán vô thường, mà tấc ḷng báo ân chưa trọn, nên chúng đệ tử cúi đầu dâng tán:

Đêm dài mù mịt
Đèn dụ thiêu thân
Nhà xiêu đổ nát
Giun rắn khó phân

Đời lúc hỗ độn
Đảo điên chánh tà
Đạo huyền đứt mối
Chí nguyện Bi Hoa

Thịnh suy do Mạng
Hoài bảo trùng hưng
Trời nam sải cánh
Trống Pháp vang lừng
Nắm tay Nhân giả
Dấu Tổ nêu cao
Cửa Đạo ba ngă
Nguồn nước một màu

Thương người viễn xứ
Đuốc Tuệ rọi xa
Sóng dồn khách lữ
Lượn bến quê nhà

Khí tṛi hun đúc
Khác tục, chung ḷng
Đạo liền vận nước
Rạng rỡ non sông
Than ôi!
Cuối thời Mạt Pháp,
Ma nổi sàm vu
Cổng thiền kín khép
Đức ẩn thâm u

Thế rồi,
Hạc già về tổ
Thắng cảnh tiêu dao
Chăm bồi mầm Đạo
Há thể nghêu ngao

Cuối đời nhuốm bịnh
Thân sắc bọt bèo
Tử sinh như mộng
Chiếc lá ba đào
Than ôi, tiếc thương thay!
Tu học, nguyện xưa hoàn măn
Xuất xử, một kiếp đă xong
Người đến, rồi đi, thôi đành là vậy,
Mà đàn chim non không chốn tựa nương

Khói đọng bóng chiều c̣n vương vấn
Nắng tà hơi lạnh nhớ khôn khuây
Than ôi, tiếc thương thay!


Phật Nguyên 2553, Kỷ Sửu, tiết Thành Đạo
Long Thọ môn nhân đệ tử chúng đẳng phủ phục cẩn minh
Hậu học văn bối Thích Tuệ Sỹ phụng bút

Bia tháp Ôn Long Thọ

T́m Phật
THỌ TANG ÔN
TỪ GIĂ CUỘC ĐỜI
Pháp âm của Ôn : Ngày viên măn
Những ấn tượng khó phai
Như một lời chia tay
LỜI TRI ÂN
Lễ tưởng niệm tại chùa Khánh Anh
Khúc biệt ly
Khoảng lặng tâm hồn
Khấp báo
Hướng về tuổi trẻ Gia Đ́nh Phật Tử
Gia Trưởng GĐPT Vạn Hạnh
Cáo phó
Cáo bạch
Cánh hạc lên trời
Ánh trăng vô thường
Anh đă ra đi? B́nh thường thôi!
Đến và đi


Phật tử Hải Đăng

Tang lễ Hoà thượng Thích Minh Tâm

Phật tử Đức Hải

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Phật tử Thân Dũng Xuất

Tang lễ Hoà Thượng Bổn Sư

Tang lễ Hoà Thượng Bổn Sư
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr