Trang chủ En français Tin tức Hình ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Giai thoại thiền
Vào thời cận đại ở Hàn Quốc có vị thiền sư Huệ Nguyệt, là đệ tử của thiền sư Kính Hư. Ông thường nói rằng:

- Tôi có hai thanh kiếm, một thanh để giết người, thanh kia để cứu người.

Câu nói đó được truyền tới tai một vị tướng quân Nhật Bổn. Vừa nghe xong, ông tướng liền muốn đến gặp thiền sư, xem thiền sư có bản lĩnh gì.

Khi gặp mặt, tướng quân liền rút kiếm ra chỉ vào thiền sư, nói rằng:

- Nghe nói ông có hai thanh kiếm, một thanh để giết người, một thanh để cứu người. Một vị xuất gia làm sao có thể sở hữu hai thanh kiếm? Xin ông hãy lấy hai thanh kiếm ấy ra cho tôi xem. Bằng không tôi sẽ giết chết ông.

Thiền sư vẻ mặt bình tĩnh, trả lời rằng:

- Ông muốn thưởng thức thanh kiếm của tôi ư? Được thôi!

Vẻ mặt bình thản của thiền sư làm cho tướng quân bối rối, ông to tiếng:

- Vậy ông cứ rút kiếm ra xem.

Đột nhiên thiền sư Huệ Nguyệt chỉ vào sau lưng của tướng quân, nói:

- Nó ở sau lưng ông, hãy quay lại nhìn xem.

Khi tướng quân quay lại nhìn thì thiền sư lập tức xuất quyền đánh tướng quân ngã xuống đất:

- Đây chính là thanh kiếm giết người của tôi, ông đã chết rồi.

Tướng quân vẻ mặt kinh ngạc, từ từ đứng lên, phủi bụi trên mình, nghĩ rằng cả đời mình chinh chiến khắp nơi, hôm nay lại bị một vị xuất gia đánh ngã, không chịu nỗi và hoàn toàn bị chế ngự bởi dũng khí và định lực thâm hậu của thiền sư Huệ Nguyệt. Thế là ông hướng về thiền sư cung kính đảnh lễ. Thiền sư cười to tiếng:

- Tướng quân, ông đã nhìn thấy chưa? Bây giờ đây chính là thanh kiếm cứu người của tôi.

Trước hết thiền sư Huệ Nguyệt dùng thanh kiếm giết người để chém đứt ngạo mạn của tướng quân, làm cho ông bỏ đi niệm phân biệt. Sau đó thiền sư dùng thanh kiếm cứu người để khai mở cái tánh Phật vốn có của tướng quân, khiến ông trong một niệm từ ác trở thành hiền, từ mê trở thành ngộ.

Đối với nguời học thiền mà nói thì, khi việc lớn chưa tỏ là mê, so với người chết không khác gì hết. Đến lúc ngộ rồi mới được xem như là người đang sống. Trong quá trình này phải trải qua nghìn vạn lần sinh tử, chính là điều mà người ta nói "đánh thắng được cái ý niệm chết trong đầu mới sống được với pháp thân”. Nếu không trải qua một phen tôi luyện sống chết thì làm sao hiểu được cảnh ngộ của người thốt lên câu nói: "liễu mờ, hoa sáng, một thôn làng” (*)?

Trong thiền môn thường dùng "đao giết người”"kiếm cứu người” để tiếp dẫn người học, thật ra đó là ứng dụng của một thể hai mặt. Rốt cuộc là giết ai ? cứu ai ? Trong cái nhất sinh nhất tử này, chính như Bích Nham Lục có ghi: "nếu nói về giết hại đó, không thương tổn một sợi lông; còn nói về sự sống đó, tan thân mất mạng rồi ”! Chúng ta có hội ý chăng ?

________________________
(*) Lấy ý trong bài thơ Du sơn tây thôn của Lục Du. Trong bài thơ có hai câu: Sơn trùng thuỷ phục nghi vô lộ/ Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn: Núi non sông nước trùng trùng tưởng rằng không thấy lối/ Thấp thoáng trong bóng liễu, dáng hoa, lại thấy một thôn làng.

Hai thanh kiếm

TÔNG LÂM TẾ
Tiểu sử đại sư Liên Trì
Thiền Sư Băng Hoài Tế Năng Thị Chúng
Thời gian không có già
Thơ và Thiền
Tựa
Sống thong dong
Lời tựa
Lời nói đầu
Kính chuông như kính Phật
Không có đạo tâm
Hạt cải chứa núi Tu-di
Chương 9
Chương 8
Chương 7
Chương 6
Chương 5
Chương 4
Chương 3
Chương 2
Chương 10
Chương 1
Bản lai diện mục
Ăn mày và thiền


GIÁC HỔ TẬP

GIÁC HỔ TẬP

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

Giai thoại thiền

Giai thoại thiền
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr