Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA
CẢM ỨNG


10.1. Tinh thần cảm giới

Triều nhà Tấn, có sư Đạo Tiến, người Trương Dịch.
Đạo Tiến đến đảnh lễ luật sư Đàm Vô Sấm xin thọ giới Bồ tát, luật sư Sấm không nhận lời, bảo Sư trở về sám hối 7 ngày rồi trở lại. Đạo Tiến trở về chí thành đảnh lễ sám hối 7 ngày đêm. Đến ngày thứ 8, sư lại đến luật sư Sấm cầu giới, luật sư Sấm lại giận không chịu nhận lời. Sư trở về đảnh lễ sám hối ṛng ră trải qua ba năm. Một hôm, sư mộng thấy Phật Thích Ca đích thân truyền giới cho. Sáng ra, sư đi đến yết bái luật sư Sấm, định kể lại giấc mộng hồi đêm của ḿnh. Nhưng đi chưa đến nơi, từ xa, luật sư Sấm đă ra đón và nói: “Thầy đă được giới rồi”! Từ đó về sau, đạo tục khắp nơi đến thọ giới với sư, người đắc giới có hơn ngàn người.

10.2. Sám hối được diệu âm

Triều nhà Tấn, ở Trung Sơn Bạch, có sư hiệu Pháp Kiều.
Lúc tuổi c̣n nhỏ sư thích tụng kinh, nhưng âm thanh không được rơ ràng, trong sáng. Thế là sư tuyệt thực sám hối bảy ngày đêm, mỗi ngày đảnh lễ Bồ tát Quán Thế Âm, cầu xin Ngài cho quả báo được âm thanh trong sáng rơ ràng trong đời này. Các bạn đồng tu đều khuyên sư không nên như vậy, sư không nghe, một ḷng chí thành sám hối, đến ngày thứ 7, sư cảm thấy trong cổ rỗng rang, khai thoáng, muốn uống nước. Uống nước rồi bỗng nhiên âm thanh giọng nói của sư trở nên trong trẻo, rơ ràng. Từ đó về sau, những lúc sư tụng kinh, người ở xa một dặm vẫn nghe được âm thanh vi diệu.

10.3. Nguyện ngồi toà sư tử

Thời Nam Triều, đời Lưu Tống (Tống Vũ đế, hiệu Lưu Dụ), ở Kinh sư, chùa Long Quang, có pháp sư hiệu Trúc Đạo Sinh.
Đạo Sinh lúc giảng kinh Niết Bàn có nói rằng, kẻ ác tri kiến, không có thiện căn, cuối cùng cũng đều có thể thành Phật. Lúc đó, chỉ có pháp sư Đàm Vô Sấm ở Bắc Lương dịch Đại Bát Niết Bàn kinh, 40 quyển. C̣n ở Lưu Tống chưa có ai biết kinh này. Thời gian sau, mới có các pháp sư Huệ Nghiêm… ở Lưu Tống dịch Đại Bát Niết Bàn, 36 quyển. Cho nên, bấy giờ các pháp sư cựu học đều cho rằng lời nói của Trúc Đạo Sinh là tà thuyết, và phê b́nh sư. Sư liền ở giữa đại chúng phát thệ nguyện rằng: “Nếu như những lời tôi vừa nói không hợp với nghĩa lư kinh điển, kiếp này cam chịu ác báo; nếu như những lời tôi nói đều khế hợp với tâm ư của Phật, chỉ xin nguyện đến lúc lâm chung, được ngồi trên ṭa sư tử thuyết pháp mà xả báo thân”!
Thế rồi sư đến núi Hổ Châu, quận Ngô, xếp đá vây quanh làm đồ đệ, ngồi giảng kinh Niết Bàn. Khi giảng đến đoạn “Siển đề cũng có Phật tánh”, sư hỏi: “Ta nói như vậy có hợp với tâm Phật không”? Các tảng đá đều gật đầu. Không bao lâu, đại bản kinh Niết Bàn được truyền sang Nam kinh, quả nhiên trong kinh có nói ‘Siển đề có Phật tánh’.
Sau đó, sư về Tịnh xá ở Lô Sơn giảng kinh Niết Bàn. Vừa giảng xong, đại chúng hốt nhiên phát hiện cây phất trần trong tay sư rơi xuống đất, sư đă ngồi ngay thẳng trên pháp ṭa, giữ nguyên sắc mặt mà viên tịch.

Lời b́nh:

Ngôn luận của Thánh Nhân có nhiều khi văn từ không đủ nhưng ư nghĩa th́ đầy đủ, rơ ràng; giống như kinh Niết Bàn nói “Siển đề có Phật tánh” là một trường hợp cá biệt. Việc ǵ phải đợi đến khi đại bản kinh Niết Bàn đến nơi? Người thông đạt giáo lư th́ dung hội quán thông, kẻ ngu si th́ cố chấp nơi ư nghĩa câu văn bên ngoài, không chỉ một trường hợp xiển đề có Phật tánh mà thôi, trong kinh Phật có rất nhiều trường hợp như vậy. Và, chánh tri kiến của Trúc Đạo Sinh không hề xao động, kiên cố như kim cương, đến lúc lâm chung, quả nhiên như lời thệ nguyện, ngồi ṭa sư tử thuyết pháp, cao minh chiếu soi kim cổ, thật là vĩ đại.

10.4. Thay đầu trong mộng

Thời Nam triều, đời Lưu Tống, tại Kinh sư, chùa Trung Hưng, có pháp sư Cầu-na-bạt-đa-la (Guṇabhadra), người Trung Ấn Độ. Sư tuỳ duyên vân du hoá độ chúng sanh, đến kinh đô nhà Tống. Sau đó, thừa tướng Nam Tiếu Vương, trấn thủ ở Kinh Châu, mời sư cùng đi đến Kinh Châu an nghỉ ở Chùa Hạnh. Tiếu Vương muốn thỉnh sư giảng kinh Hoa Nghiêm, nhưng sư tự lượng sức ḿnh không thông thạo tiếng Trung Hoa lắm, nên không dám đảm nhận. Sau đó, sư ngày đêm lễ Phật sám hối, cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm gia bị. Một đêm, bỗng nhiên sư mộng thấy có một người bạch y, một tay cầm kiếm, một tay cầm một chiếc đầu người đi đến, hỏi sư rằng: “Thầy có việc ǵ lo buồn?”. Sư kể lại toàn bộ sự việc và tâm nguyện của ḿnh cho vị ấy nghe. Người ấy nghe xong bèn dùng kiếm cắt đầu sư và thay vào đó một cái đầu mới. Sư kinh hồn tỉnh mộng, bỗng thông hiểu ngôn ngữ âm nghĩa tiếng Trung Hoa. Thế là sư khai giảng các kinh, hoằng dương Phật pháp rất lớn.

10.5. Sám hối về tội phá giới

Thời Nam triều, nước Tề (479-502), tại chùa Bảo Minh, có sư Tăng Vân. Sư Tăng Vân trú tŕ chùa Bảo Minh, nổi tiếng giảng kinh thuyết pháp.
Có một lần, vào ngày rằm tháng tư, chúng Tăng kiết giới an cư, lúc sắp tụng giới, sư nói với đại chúng: “Giới luật mỗi người đều phải đọc tụng, hà tất phải tụng nhiều lần? Có thể gọi một người lên diễn dịch để cho người sau hiểu được ư nghĩa của giới luật th́ tốt hơn”. Đại chúng không ai dám phản đối, thế là không tụng giới nữa.
Đến ngày rằm tháng bảy, giải hạ tự tứ, chúng Tăng vân tập nhưng không thấy sư Vân ở đâu cả, mọi người tứ tán đi t́m. Cuối cùng t́m thấy sư trong một cổ mộ cách chùa ba dặm, trên người sư máu me đầm đ́a, hỏi nguyên cớ v́ sao, sư nói: “Có một người rất khoẻ mạnh và hung dữ, tay cầm đao lớn đến chỉ vào mặt tôi mà nói rằng: ‘Tăng Vân! Ông là người ǵ? Tại sao dám bỏ lời Phật chế mỗi nửa tháng tụng giới một lần, dám tự tác lập nghĩa khác’? Nói xong dùng dao chém vào người tôi, đau đớn không thể tả”.
Đại chúng khiêng sư về chùa. Từ đó trở đi, sư bắt đầu chí thành sám hối, trải qua 10 năm, chí tâm thành kính, y theo quy tắc nửa tháng tụng giới một lần, chưa từng gián đoạn. Đến ngày lâm chung, có mùi hương lạ bay khắp, sư vui vẻ văng sinh. Người đời bấy giờ khen ngợi sư là người hiện đời có phạm giới nhỏ nhưng mà biết ăn năn hối cải lỗi lầm.

Lời b́nh:

Ngày nay tôn sùng kinh luận mà xem thường giới luật, từ hai ngàn năm đến nay không có một Chùa nào nửa tháng tụng giới một lần. Tôi không tự lượng sức ḿnh, Chùa ở trong núi, phục hưng giới luật bị mất mát, bỏ quên này, lại có nhiều người không tin. Ôi! Nhân quả báo ứng rơ ràng hiển hiện, từ sư Tăng Vân có thể chứng minh, hy vọng người xem đến chương này nên suy nghĩ nhiều lần.

10.6. Bệnh tật được khỏi

Thời Nam Triều, nước Tề, tại Lương Châu, chùa Tiết, có pháp sư Tăng Viễn, trú tŕ chùa Lương Châu Tiết.
Sư Tiết không đoái hoài ǵ đến oai nghi tế hạnh, cứ vui vẻ với người thế tục uống rượu ăn thịt, buông lung không tiết độ. Một hôm, sư mộng thấy một vị thiên thần giận dữ mắng sư rằng: “Ông là người xuất gia mà cứ làm xằng làm bậy như vậy, tại sao không lấy gương tự soi lại ḿnh”? Sáng hôm sau thức dậy, sư lấy thau nước tự soi thấy trong nước h́nh ảnh của ḿnh trên vành mắt có vết đen, cho rằng là bị dơ, lấy tay rửa, th́ lông mày theo tay rụng hết xuống đất. Trong một lúc tỉnh hồn, sư nhận lỗi về ḿnh và tự nhận trách nhiệm, tha thiết sửa đổi lỗi lầm trước đây. Sư mặc áo cũ, đi giày rách, ngày ăn một bữa ngọ, không ăn thịt cá, sớm hôm lễ Phật sám hối, tha thiết chí thành, trải qua nhiều năm. Một hôm, sư mộng thấy vị thiên thần lần trước đến mỉm cười nói với sư: “Biết lỗi sám hối có thể nói đó là người có trí tuệ, bây giờ đương nhiên ta tha thứ cho ngươi”! Sư kinh hăi tỉnh mộng, ḿnh toát mồ hôi. Nhưng cảm nhận trên mặt sáng láng và lông mày cũng từ từ mọc ra trở lại.
Viễn đại sư hai lần thấy ác, thiện báo, thâm tín nhân quả ba đời, không một chút nghi hoặc, từ đó trở đi khẩn thiết phụng hành Phật pháp, không c̣n thối lui, cuối cùng trở thành danh Tăng đại đức.

10.7. Cần khổ tu hành được chứng ngộ

Thời Nam triều, nước Lương, ở Dương đô, chùa Linh Cơ, có pháp sư Đạo Siêu, tục tánh Lục, người Ngô đô. Sư thấy pháp sư Mân học vấn giải nghĩa hải nội vô song, trong ḷng rất ngưỡng mộ, muốn được học hỏi giống như Ngài. Thế là sư hăm hở dụng công, quên ăn quên ngủ, hết ngày đến đêm. Một hôm, sư mộng thấy có người nói với Sư: “Pháp sư Mân vào thời quá khứ, thuở đức Phật Tỳ Bà Thi đă có thể giảng kinh thuyết pháp. C̣n thầy mới học Phật tu hành, làm sao bằng Ngài được? Nhưng chỉ cần nỗ lực dụng công, cho dù không được theo căn khí của ḿnh nhưng cũng có chỗ giải ngộ và thành tựu”. Thế là sư càng tinh tấn, khắc khổ, chịu khó, dụng công tu hành, không lâu sau sư đại ngộ.

10.8. Lễ Phật sám hối kéo dài tuổi thọ

Thời Nam triều, nước Lương, ở Dương đô, chùa Tuyên Vũ, có sư Pháp Sủng.
Sư họ Phùng, người Nam Dương. 18 tuổi xuất gia. Lúc đầu ở chùa Quang Hưng, sau ở chùa Hưng Hoàng. Cùng học Thành Thật luận với Đạo Mănh, Đàm Tế, rồi theo Tăng Chu chùa Trường Lạc học Tỳ-đàm, theo Đàm Bân chùa Trang Nghiêm học các kinh. Môn nào cũng thâm được lẽ diệu. Văn Tuyên Vương nhà Tề rất ngưỡng mộ. Năm 38 tuổi, sư gặp đạo nhân Pháp Nguyện ở am Chính Thắng, ông này tinh thông tướng số, nói với sư rằng: “Thầy chỉ thọ đến 40, không thể trốn thoát. Nhưng nếu thành khẩn lễ Phật sám hối những tội lỗi trước đây th́ có thể hy vọng sống thêm được ít lâu. Đây là cách duy nhất”. Sư Pháp Sủng lấy gương soi mặt quả nhiên phát hiện trên mặt có hắc khí. Thế là sư về lại chùa Quang Hưng lễ Phật sám hối, dứt bỏ hết mọi việc, suốt ngày quên ăn uống ngủ nghỉ, tối đến không cởi y áo, chỉ tạm nghỉ chốc lát, rồi tiếp tục hành tŕ. Đến năm 40 tuổi, tối hôm năm tuổi, sư cảm thấy hai tai sưng lên rất đau, sư càng thêm sợ hăi, suốt tối hôm đó lễ Phật sám hối đến canh tư, đột nhiên nghe ngoài cửa có người nói: “Nghiệp báo phải chết của thầy đă hết”, sư vội vàng mở cửa ra xem, bốn bề đều lặng lẽ, không thấy thứ ǵ. Sáng ra hắc khí trên mặt sư hoàn toàn tiêu sạch, hai tai sinh ra một khúc xương. Từ đó về sau, sư trải qua trụ tŕ các chùa Đạo Lâm, Kiến Khương Thiên Bảo. Niên hiệu Thiên Giám thứ 7 (508), vua ban trụ tŕ chùa Tuyên Vũ. Lương Vũ Đế lễ kính sư, tôn xưng sư là Thượng tọa chứ không gọi thẳng tên hiệu. Niên hiệu Phổ Thông năm thứ 5, sư thị tịch, thọ 74 tuổi.

10.9. Tụng kinh kéo dài tuổi thọ

Thời Nam triều, nhà Lương, ở Chung Sơn, chùa Khai Thiện, có sư Trí Tạng (458~522).
Sư họ Cố, người Ngô Quận (Giang Tô, huyện Ngô ngày nay). Sư vốn có tên là Tịnh Tạng. Tuổi nhỏ chứng tỏ thiên tư thông minh, tánh t́nh khiêm ḥa. 16 tuổi xuất gia. Niên hiệu Thái Thủy thứ 6 (470 tl), vua sắc trụ tŕ chùa Hưng Hoàng. Sư liên kết với Tăng Viễn, Tăng Hữu ở chùa Định Lâm, cùng với Hoằng Tông ở chùa Thiên An, theo hai sư Tăng Nhu và Tuệ Thứ cầu học, tinh thông kinh luận và giới luật. Thái tể Văn Tuyên Vương thiệu long Phật giáo, đem giảng Tịnh Danh kinh, triệu tập tăng chúng tinh thông kinh luận có hơn 20 người. Sư tuổi c̣n nhỏ, phải ngồi ở cuối cùng, nhưng đến phiên giảng, sư phô bày nghĩa lư, không một ai theo kịp. Bấy giời Lương Vũ Đế lănh thọ sùng tín, sắc sư trụ tŕ chùa Khai Thiện. Năm 29 tuổi, nghe thầy tướng số nói sư chỉ sống đến 31 tuổi, bèn thôi giảng giải, chuyên tâm tu đạo, phát đại thệ nguyện không ra khỏi cửa chùa. Từ đó, ngày đêm sư tŕ tụng kinh Kim Cang Bát Nhă. Đến năm 31 tuổi, sư lấy nước thơm tắm gội thân thể, lên điện tụng kinh chờ chết. Bỗng nghe trong không trung có tiếng nói rằng: “Bởi thần lực của kinh Bát Nhă, khiến cho tuổi thọ của ngài tăng gấp đôi”.
Từ đó, vùng giang tả, đạo tục đua nhau tụng kinh Bát Nhă, tất cả đều có cảm ứng vi diệu. Vũ Đế từng nghĩ cho bạch y làm Tăng chính, theo giới luật mà lập pháp, chỉnh trị Tăng kỷ, không người nào dám kháng chỉ. Sư bèn thượng thư can gián: Phật pháp như biển lớn, người thế tục làm sao có khả năng đảm đương và biết hết được? Rồi cùng vấn đáp với Hoàng đế. Đế bội phục nghĩa lư, việc ấy mới dừng.
Về sau, sư phụng sắc giảng Thành Thật luận ở chùa Bành Thành, giảng kinh Bát Nhă ở Tuệ Luân Điện. Cuối đời, sư trụ ở chùa Khai Thiện. Lúc Vơ Đế thọ giới Bồ tát, thỉnh sư làm giới sư. Hoàng thái tử cũng rất kính trọng sư, từng thân lâm đến pháp tịch, nghe sư giảng kinh Đại Niết Bàn. Tháng 9, niên hiệu Phổ Thông thứ 3, sư thị tịch, thế thọ 65.

Lời b́nh:

Tuổi thọ dài ngắn tuy là vận mệnh của mỗi người, nhưng lễ Phật sám hối, tụng kinh có thể kéo thêm tuổi thọ, như thế sống chết do số mệnh đời trước có thể thay đổi. Thí như vào triều nhà Đường, ông Tấn Quốc Công Bùi Độ, mới đầu thầy bói tướng nói ông ta đă hết mạng, sẽ chết đói. Một hôm ông đi chơi ở chùa Hương Sơn, gặp một thiếu nữ cha bị phán tội oan; cô này đi xin mọi người cho mượn ba viên ngọc, một sừng tê giác, để hối lộ quan lớn cứu cha. Lúc cô ta đến trước tượng Phật lễ bái, để các vật đó ở ngoài hiên, rồi quên mất và bỏ đi, Bùi Độ t́m kiếm cô ta để trả lại, cuối cùng ông ta cứu được một mạng người. Sau đó gặp lại vị thầy bói tướng, ông ta nói: “Số mạng của ngài đă thay đổi, nhất định ngài đă làm một việc ǵ đó tích âm đức, cho nên đoản mạng đă tiêu mất, ngược lại tương lai c̣n muôn dặm”. Lại giống như vào triều nhà Tống, có ông Tống Tường (tức Tống Giao), người Ung Khâu, cùng với em là Tống Kỳ, đồng đỗ tiến sĩ, người đời gọi là Đại Tống, Tiểu Tống. Một hôm, một vị Hồ Tăng hỏi Đại Tống rằng: “Thần phong của ngài tôn quư đốn dị, như có thể cứu sống hàng vạn mạng người, rốt cuộc v́ nguyên nhân nào đột nhiên hiện tướng mạo tôn quư này”? Tống Tường suy nghĩ một lát rồi nói: “A, dưới mái hiên nhà tôi có một hang kiến càng, v́ gió lớn mưa to ngập hết, tôi chơi tṛ bắc cầu tre cho kiến ḅ qua khiến chúng khỏi chết ngộp”! Hồ Tăng nói: “Th́ ra là do công đức này”.
Xem hai chuyện trên đây, sức người đời có thể hoán đổi được thiên mệnh huống chi sức mạnh công đức bất khả tư ngh́ của Tam Bảo? Chỉ sợ rằng không thành kính lễ Phật sám hối giống như hai vị pháp sư Pháp Sủng và Trí Tạng mà thôi! Nếu như là, lúc tụng kinh th́ tụng vài tiếng giống như thổi cái loa nhỏ, ỏn à ỏn ẻn, không chú trọng vào lời kinh để tu quán hoặc do nơi văn kinh mà vào lư; c̣n lúc lễ sám th́ chỉ giống như người giă gạo, trước sau đụng đầu vài cái, căn bản là không có một chút xấu hỗ, tàm quư và tâm chí thành sám hối. Tụng kinh sám hối như vậy lại trách v́ sao Phật, Bồ tát không có linh ứng!

10.10. Đóng chuông cứu khổ

Triều nhà Tuỳ, ở Kinh sư, chùa Đại Trang Nghiêm, có Pháp sư Trí Hưng, giữ chức vụ đóng chuông ở trong chùa.
Vào niên hiệu Đại Nghiệp thứ năm (604), đời vua Tuỳ Giản Đế. Hoàng đế đến Giang Nam, nửa đường bị bệnh rồi băng hà, tin dữ này không đưa về kinh. Hoàng Hậu mộng thấy trượng phu nói với bà: “Ta đến Bành Thành, không may bệnh chết, sau khi chết bị đọa trong địa ngục, rất đau khổ, may nhờ tiếng chuông chùa Trang Nghiêm, âm thanh chấn động địa ngục, mới có thể vơi bớt đau khổ và được giải thoát. Muốn báo đáp ân đức này th́ nên đem 10 thếp tơ lụa tặng cho pháp sư Trí Hưng.”
Hoàng hậu đem 10 thếp vải dâng cúng pháp sư Trí Hưng. Sư khiêm tốn tự cho ḿnh không đủ đức độ, đem phân phát hết cho mọi người. Đại chúng hỏi sư đánh chuông v́ sao có cảm ứng lớn như vậy? Sư trả lời: “Tôi đánh chuông, lúc khai chuông tôi nguyện ‘Nguyện chư thánh hiền đồng vào đạo tràng’, rồi đánh ba tiếng, và trước khi đánh một hồi dài tôi lại nguyện cho hết thảy chúng sanh trong ác thú nghe tiếng chuông của tôi đều được thoát khỏi khỗ năo”.
Mùa đông giá rét, tay cầm dùi chuông da thịt đều nứt ra, máu chảy đọng lại trong ḷng tay, nhưng sư vẫn không từ gian khổ làm việc này.

10.11. Thiên thần bảo vệ

Triều nhà Đường, tại Kinh Triệu, chùa Tây Minh, có luật sư Đạo Tuyên.
Sư họ Tiễn. Lúc đầu Sư cùng sư phụ mới nghe giới luật một lần, liền muốn hành cước tham phương học đạo, sư phụ ngài nói: “Đi xa phải từ gần, tự biết khiêm tốn không đủ, thọ-tŕ-trí-xả phải hợp thời, tŕnh độ luật học của thầy c̣n chưa đủ lại muốn bỏ luật học thiền”. Cưỡng chế sư đến mười lần. Sau đó, Sư tŕ giới luật rất tinh thâm, nghiêm khắc, trên đời ít có.
Một hôm, lúc nửa đêm sư đi thiền hành tại chùa Tây Minh, vấp phải đống đá bị té nhào, đột nhiên có một vị thiên thần mặc áo giáp đỡ sư dậy. Sư hỏi vị ấy là thần ǵ? Thần đáp: “Tôi là Trương Tử Quỳnh, con của Bát-xoa Thiên vương (Côn Lưu Bát Xoa, tức Tây phương Quảng Mục Thiên Vương) nhân v́ thấy đại sư giới luật đức hạnh cao siêu cho nên một ḷng hộ vệ ngài”. Tuyên đại sư liền hỏi ông ta t́nh h́nh lúc Phật c̣n tại thế, thần nhất nhất giải đáp rơ ràng, và tặng cho Sư chiếc răng của Phật, dùng để làm tin. Tuyên đại sư ở rất lâu ở Chung Nam, hoằng dương giới luật, cho nên có hiệu là Nam Sơn luật tông giáo chủ, sau khi văng sanh, vua truy phong Trừng Chiếu luật sư.

Lời b́nh:

Nghĩa lư của giới luật không phải là rất huyền áo, Tuyên luật sư cũng không phải là người độn căn trí, v́ sao phải giảng lui giảng tới nhiều lần? Bởi v́ giới là gốc rễ căn bản của sự tu tập, v́ để cho nó thâm nhập vào xương tủy, nghiền ngẫm lâu ngày trở nên kiên cố không quên. Hiện tại người thọ giới, sau khi thọ một lần th́ đă bỏ qua một bên, c̣n không hiểu ư nghĩa sơ lược của giới luật, càng không thể có chuyện sư phụ giảng nhiều lần, đệ tử nghe nhiều lần, nghiên cứu thâm nhập như vậy. Tôi nhân đây biết rằng sư phụ của ngài Đạo Tuyên không phải là người b́nh thường, và đệ tử của ngài đào tạo ra đều là những bậc đại đức, đại hiền, cũng là từ đó!

10.12. Cảm thấy tịnh độ

Triều nhà Đường, tại Lạc Dương, chùa Vơng Cực, có pháp sư Tuệ Nhật (680~748).
Sư họ Tân, người Sơn Đông. Thuở nhỏ, sư thấy ngài Nghĩa Tịnh từ Ấn Độ trở về, trong ḷng cảm phục, bèn lập thệ nguyện du học Ấn Độ. Năm 702, sư đáp thuyền từ Côn Lôn (nay là quần đảo Khương Đạo Nhĩ) đi Phật Thệ (nay là Tô Môn Đáp Lạp), đến Sư Tử Châu (nay là Tư Lư Lan Tạp)… 3 năm sau mới đến được Ấn Độ. Sư đi chiêm bái và đảnh lễ Thánh tích, t́m học kinh văn tiếng Phạn, tham vấn chư vị thiện tri thức, trải qua thời gian 13 năm.
Sư độc ảnh cô chinh, đường xa vạn dặm, t́m đến Tuyết Lănh, trải qua bao gian khổ, thấm thía cuộc thế Ta-bà đa sầu nhiều năo, sanh tâm nhàm chán, bèn t́m phương pháp tu tập cầu sanh cơi Phật. Hỏi khắp chư vị học giả Tam tạng ở Ấn Độ, họ đều tán thán Tịnh độ. Sau đó, sư đến bắc Ấn Độ, nước Kiền-đà-la. Phía đông bắc vương thành này có một ngọn núi, trên núi tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Sư đến đảnh lễ Thánh tượng, đoạn thực, quyết ḷng bỏ mạng lễ bái. Đến 7 ngày sau, đêm sư mông thấy Bồ tát Quán Âm hiện thân sắc vàng, lấy tay thoa đầu khai thị: “Con muốn hoằng pháp tự lợi, lợi tha, phải niệm danh Hiệu Phật A Di Đà ở thế giới Tây phương cực lạc, cần phải biết rằng pháp môn tịnh độ hơn hẳn các pháp môn khác”. Nói xong biến mất.
Sư đi qua hơn 70 quốc gia, hết 18 năm. Niên hiệu Khai Nguyên thứ 7 (719 tl), sư trở về Trường An, mang theo tượng Phật và kinh điển. Huyền Tông liền sắc tứ hiệu “Tam Tạng Từ Mẫn”. Sư nỗ lực tu tŕ pháp môn niệm Phật, hoằng dương giáo nghĩa Tịnh độ tông. Sáng tác “Văng sanh Tịnh độ tập” 3 quyển, Ban chi tam-muội tán… Niên hiệu Thiên bảo thứ 7, sư nhập tịch ở chùa Vơng Cực, Lạc Dương, thế thọ 69 tuổi.

Lời b́nh:

Đại sư Tuệ Nhật tại nước Kiền-đà, ḷng chí thành đă cảm ứng Bồ tát Quán Thế Âm hiện thân. Vào triều nhà Đường, tại Ngũ Đài Sơn, chùa Trúc Lâm, pháp sư Pháp Chiếu (tổ thứ 4 tông Tịnh Độ), siêng năng cần mẫn tu tập đă cảm ứng đến hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền hiển hiện trên Ngũ Đài Sơn(1). Hai sự kiện này đại lược tương đồng và đều là do ḷng chí thành khẩn thiết mà sau có cảm ứng, không có ǵ nghi ngờ. Sự cảm ứng của Tịnh độ không chỉ một người có, đầy đủ đă ghi trong Văng sanh tập, ở đây không tiện ghi ra.

10.13. Nước cam lồ rót vào miệng

Vào thời Ngũ Đại, tại Tiền Đường, chùa Vĩnh Minh, có Thiền sư Diên Thọ. Lúc chưa xuất gia sư làm quan phát lương cho quân lính, dùng tiền của quân đội mua vật phóng sanh, tội đáng bị xử tử, nhưng vua Ngô Việt Văn Mục Vương đặc xá cho sư.
Sau xuất gia, sư từng thực hành pháp sám hối Pháp Hoa hai mươi mốt ngày, rất mực thành khẩn. Một đêm nọ, sư mộng thấy Bồ tát Quán Thế Âm dùng nước cam lồ rót vào trong miệng sư, từ đó trở đi sư biện tài vô ngại.

10.14. Sám hối được thọ kư

Triều nhà Đường, tại Lộ Châu, chùa Pháp Trú, có Thiền sư Đàm Vinh. Mỗi năm vào mùa xuân và mùa hạ, sư giảng kinh luận giáo; vào mùa thu và mùa đông, sư tỉnh tọa tham thiền. Sư từng đến chùa Diên Thánh, ở Hương Huyện, Hàn Châu, lập pháp sám hối, Thứ sử Phong Đồng Nhân tặng 3 viên xá lợi, Pháp sư Vinh nói với đại chúng: “Công đức của xá lợi biến hoá khó lường, nếu có ḷng thần khẩn muốn tiêu trừ tội chướng và cầu nguyện có thể xin được nhiều viên”. Thế là mọi người lấy một bát nước đặt trước 3 viên xá lợi và đốt một ḷ hương, suốt đêm cầu nguyện đến sáng hôm sau thu hoặc hơn 400 viên xá lợi.
Vào niên hiệu Trinh Quán thứ 7, các ông Thanh Tín, Sĩ Thường, Ngương Bảo v.v… mời đại sư Vinh ở chùa Pháp Trú thực hành pháp Sám hối Phương Đẳng (đại sư Thiên Thai nương theo kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni sáng tác ra, có Phương Đẳng Tam muội Hành Pháp 1 quyển. Phương Đẳng Tam muội và Pháp Hoa Tam muội đều là bán hành bán tọa, là một trong bốn loại Tam muội. Thực hành Phương Đẳng Tam muội để sám hối tội chướng của 6 căn). Chùa Pháp Trú có một vị Ḥa thượng tên là Tăng Định, giới hạnh tinh nghiêm, thấy trên đạo tràng có đại hào quang, trong hào quang có 7 vị Phật quá khứ, có một Đức Phật nói với đại sư Vinh rằng: “Ta là Phật Thích Ca Mâu Ni, v́ thấy con thân tâm giới hạnh thanh tịnh cho nên đến thọ kư cho con, sau này con sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Ninh, là một trong ngh́n vị Phật ở kiếp Hiền”. (Cũng thọ kư cho ngài Tăng Định thành Phật hiệu là Phổ Minh).
Vào mùa đông năm ấy sư Vinh viên tịch. Lúc viên tịch, có mùi hương lạ bay khắp pḥng, thật lâu không mất.

10.15. Trong miệng mọc hoa sen

Vào triều nhà Đường, tại Minh Châu, chùa Đức Nhuận, có pháp sư Toại Đoan, trú tŕ chùa Đức Nhuận. Sư chuyên tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ngày đêm 12 thời, chưa từng nghỉ ngơi, càng già càng siêng năng. Vào đời Đường Ư Tông, niên hiệu Hoặc Thông năm thứ 2, sư ngồi kiết già rồi hốt nhiên viên tịch. Sau khi viên tịch không lâu, trong miệng mọc ra một cành hoa sen 7 cánh.
Thi thể của ngài chôn ở dưới núi, phía đông, trong khoảng hai mươi năm, ngôi mộ thường phát ra hào quang, mọi người khai quật mộ lên, mở nắp ḥm ra vẫn thấy dung mạo h́nh sắc thi thể ngài như cũ không thay đổi, không hư hại, không thối rữa, giống y như lúc người c̣n sống. Đại chúng liền rước di thể của Ngài về lại trong chùa, phủ lên người ngài một lớp vàng để trang sức, cúng dường như xưa. Hiện nay chùa Ứng Nhuận (Tống Cao Tăng Tuyện gọi là chùa Đức Nhuận), gọi là Viện Chân Thân.

10.16 Thầy thí thực

Pháp Du Già Diệm Khẩu thí thực có duyên khởi từ ngài A Nan. Một hôm, A Nan đang ngồi thiền th́ có ngạ quỷ đến xin ăn và doạ rằng ba ngày sau ngài sẽ chết nếu không bố thí cho chúng. A Nan đem chuyện kể lại đức Thế Tôn nghe và hỏi Phật phải dùng phương tiện thí thực như thế nào th́ được thoát nạn khổ này? Phật bảo A Nan: “Có thần chú Đà La Ni tên gọi là “Vô lượng oai đức tự tại quang minh thù thắng diệu lực”, nếu có người tụng chú đà-la-ni này th́ có thể đầy đủ thức ăn thượng diệu cho na-do-tha trăm ngàn hằng hà sa vô số ngạ quỉ và Bà-la-môn, tiên nhân v.v… Tất cả các chúng như vậy cho đến mỗi mỗi đều được bảy bảy bốn chín hạt cơm của nước Ma-ca-đà. A Nan! Ta ở kiếp trước làm một Bà-la-môn, nơi chỗ Bồ tát Quán Thế Âm và Thế Gian Tự Tai Oai Đức Như Lai, được chú đà-la-ni này, có thể phân phát thức ăn bố thí cho vô lượng ngạ quỉ và chư tiên v.v… khiến cho hết thảy các loài ngạ quỉ được giải thoát khổ đau và sanh lên cơi trời. A Nan! Ông nay thọ tŕ chú này th́ phước đức thọ mạng đều được tăng trưởng”. “Phật nói kinh cứu bạt diệm khẩu ngạ quỉ đà-la-ni”, là kinh điển thâu nhiếp toàn bộ Mật giáo. Mật giáo do pháp Sư Kim Cang Trí và pháp sư Đại Quảng Trí Bất Không ở triều nhà Đường ra sức hoằng dương mà được đại hưng thịnh. Hai ngài có khả năng sai khiến quỷ thần, dời núi lấp biển sức mạnh oai thần không thể nghĩ bàn. Truyền được mấy đời sau th́ không có người kế thừa cho nên chỉ c̣n lại một pháp thí thực mà thôi. Tay kiết ấn, miệng tụng chú, tâm quán tưởng, ba nghiệp thân miệng ư tương ưng gọi là làm pháp “Du Già”. Việc này không phải dễ! Người ngày nay tay kiết ấn, miệng tụng chú c̣n chưa được tinh thông, huống ǵ công phu quán tưởng c̣n khó hơn? Như vậy, công phu thân khẩu ư không được tương ưng, không đến nơi đến chốn th́ không chỉ không có lợi ích cho ngạ quỉ quần sanh, mà ngược lại c̣n có hại cho ḿnh.
Tối hôm qua, tại núi Vân Thê của chúng tôi có một vị khách Tăng, bị bệnh rất nặng, đang điều trị. Hôm đó ngoài chùa đang làm lễ thí thực. Vị Tăng này nói với những người giúp ông ta rằng: “Có một con quỉ muốn dẫn tôi cùng đi ăn thí thực, tôi từ chối không đi, không lâu sau con quỉ lại trở về nói: Thầy thí thực chưa thành tâm cúng thí, báo hại chúng tôi không được ăn, chạy không một chuyến, nhất định phải trừng trị ông thầy này một phen. Thế là bọn chúng khiêng tôi cùng đi. Bọn quỉ cầm mốc câu nhiễu loạn, muốn kéo ông thầy cúng thí thực xuống đất. Tôi vô cùng sợ hăi, thất thanh kêu cứu bọn quỉ mới bỏ đi”. Qua mấy ngày sau vị Tăng này chết. Trước khi chưa chết đă đi với quỉ, là điềm báo trước phải chết. Hôm đó không phải do ông ta kinh hăi kêu lên th́ ông thầy trên đàn thí thực đă gặp nguy hiểm.
Không phải chỉ một sự kiện này, c̣n có một thầy thí thực khác không thành tâm thành ư, bị quỉ khiêng xuống nhận nước dưới sông mà chết đuối. Ngoài ra, c̣n có một thầy thí thực quên khoá tủ quần áo, trong ḷng ông ta chỉ nhớ đến xâu ch́a khoá, các loài quỉ chỉ nh́n thấy thức ăn trên bàn đều là sắt thép, cuối cùng không ăn được. Lại có một thầy thí thực khác phơi áo lông quên đem vào pḥng, lúc đang cúng gặp trời mưa, trong ḷng nhớ đến chiếc áo lông này, các loài ngạ quỉ xem thấy thức ăn trên bàn đều là lông thú hai người này đều bị quả báo hiện tiền. Ngoài ra có một người từng ở trong định, đi vào địa ngục, thấy có một địa ngục hắc ám trong đó có hàng trăm vị tu sĩ, h́nh hài tiều tụy, dung mạo thiểu năo giống như vô cùng đau khổ, ưu sầu, hỏi họ là người ǵ, mới biết đó đều là những thầy thí thực!
Thí thực không phải là một việc làm đơn giản, từ đây phải tăng thêm ḷng tin tưởng.
Có một vị tự xưng là người Tây vức đến, chuyên làm pháp sư thí thực. Lúc ông ta hành lễ không dùng nước lạnh để sái tịnh mà dùng nước sôi để trong b́nh, lấy tay vóc ra vẩy, những giọt nước sôi này văng ra đụng vào mặt người ta không làm bỏng. Mọi người đều rất kinh ngạc, v́ vậy thỉnh mời ông ta đi cúng rất nhiều, liên tục không dứt. Tôi cho rằng việc này chẳng có ǵ đáng để thưởng thức. Ngày nay trên thế giới có những thầy mo hiệu ‘Đoan công thái bảo’ cũng có khả năng dùng những cuộn thép lửa hồng trói quanh thân thể của ḿnh, dùng dao bén đâm vào họng, th́ những việc dùng tay không vóc nước sôi so với việc này chỉ là tiểu mo thấy đại mo mà thôi. Đức Phật thiết lập pháp Diệm khẩu thí thực vốn là v́ để cứu cái nghiệp lực của ngạ quỷ mỗi khi đưa thức ăn đến miệng bị biến thành than lửa, cho nên dùng nước cam lồ và những ngữ chú, chân ngôn để tiêu diệt những phiền năo khổ đau của chúng, khiến cho chúng được thanh lương. Thế th́ dùng nước sôi để mà làm ǵ? Những lời đức Phật dạy, những kinh điển đă ghi chép lại đây để làm ǵ? Những người này dùng phép thuật mê hoặc chúng sanh, dụ dỗ trăm họ, thật tại tội đại cực ác, không có một tội lỗi nào có thể so sánh hơn.
Hoặc có người nói: Ông ta có thể dùng nước đồng sôi biến thành nước lạnh, cho nên không cần phải dùng nước! Thử suy nghĩ kỹ một chút, nếu quả thật như vậy th́ ông ta cũng nên biến củi mục thành trầm hương, đàn hương mà bất tất phải dùng hương; đem bóng tối biến thành ánh sáng mà không cần phải dùng đèn; đem ngói gạch biến thành trái táo, trái lật mà không cần phải mua sắm trái cây; đem cây cỏ biến thành mẫu đơn, thược dược mà không cần phải dùng hoa; đem bùn đất biến thành lúa dẻ, lúa mạch, lúa mùa, lúa tắc, mà không cần đến cơm gạo. Nếu quả thật như vậy v́ sao hôm nay ông ta không đem nước sôi sái tịnh biến ra những hương, hoa, đèn, cái cây, cơm gạo v.v…? người mắt sáng nên suy nghĩ kỹ một chút!

TỔNG LUẬN

Tôi ghi chép tôn hạnh của chư vị cổ đức đến đây lấy chương Cảm ứng làm chương kết,
có người ở bên cạnh cười nói:
“Cái gọi là đạo th́ không cần phải mượn sự tu tŕ, mượn sự ấn chứng, chân như tự tánh vốn đầy đủ; không tu, không chứng tức là vốn không có cảm ứng, xưa nay không có một vật, bụi bặm bám vào đâu? Tâm không định như vậy, thầy không phải là người nhớ ghi cảm ứng để biến thành mưu kế t́m cầu danh lợi sao?”
Tôi trả lời: “Đánh vào trống th́ trống phát ra âm thanh, trăng soi xuống nước th́ thấy bóng trăng, đó là cái đạo lư rất tự nhiên, đâu cần phải có mưu kế và t́m cầu? Cho nên, vào triều nhà hậu Hán, có trung thần Lượng Phu. Lúc bấy giờ đất nước đang gặp mùa hạn hán, ông ta lập đàn trên núi cầu trời, tự phơi ḿnh ngoài nắng, v́ thần dân trăm họ mà cầu phước, phát thệ nguyện rằng, đến trưa mà trời không mưa th́ ông ta sẽ dùng thân ḿnh để tạ tội, chất củi tự thiêu. Đến trưa hôm đó, mây đổi sắc, trời mưa xối xả, hết thảy đều được thấm nhuận. Người đời gọi đó là ḷng chí thành mà được. Lại nữa, vào triều nhà Tấn, hiếu tử Vương Tường, sớm mồ côi mẹ, ông đối xử với mẹ kế rất chí hiếu. Cha mẹ có bệnh, ông hầu hạ không mệt mỏi. Mẹ ông thèm ăn cá tươi, bấy giờ trời đang mùa đông, trên đất tuyết phủ băng dày, Vương Tường cởi áo nằm ra trên đất, băng tự nhiên tan và có cá nhảy ra, ông đem cá trở về dâng mẹ. Ḷng chí trung, chí hiếu mà có cảm ứng đó là đạo lư rất b́nh thường! Đâu có ǵ lấy làm lạ lùng? Giả như không có cảm ứng th́ không thể nói một chút nhân quả, báo ứng. Trong Chứng đạo ca, Thiền sư Vĩnh Gia có nói: “Thông suốt được lẽ không mà bỏ mất đạo lư nhân quả th́ tai ương, họa hoạn khó lường”, chính là sợ người tu hành chấp vào cái ngoan không, dễ phủ nhận nhân quả, mịt mịt mờ mờ, bất tri bất giác trôi lăn trong vạn kiếp khổ đau. Người tu hành có thể không cẩn thận, lo sợ sao?
_________________
(1) Đại sư Chiếu được hai vị Thiện Tài và A Nan dẫn vào cửa chùa, trước chùa có một cái bảng lớn bằng vàng, ghi : “Đại Thánh Trúc Lâm Tự”, khuôn viên chùa rộng 20 lư, 120 viện, đều có bảo tháp trang nghiêm, tất cả đều bằng vàng, suối, hồ, hoa, cây cối đều tốt tươi. Đại sư Chiếu vào đến trong giảng đường, thấy Bồ tát Văn Thù ở phía tây, Bồ tát Phổ Hiền ở phía đông, đều ngồi toà sư tử thuyết pháp, tất cả đều nghe được. Đứng hầu hai bên Bồ tát Văn Thù có hơn một vạn Bồ tát; Bồ tát Phổ Hiền cũng có vô số Bồ tát vây quanh. Đại sư Chiếu đến trước hai vị Bồ tát đảnh lễ nói: “Thời kỳ mạt pháp chúng sanh phàm phu cách thánh thời xa, tri thức nông cạn, nghiệp chướng sâu dày, Phật tánh do đó không hiển hiện; Biển phật pháp mênh mông, không biết tu hành pháp môn ǵ là tốt nhất? Xin nguyện đại thánh v́ con đoạn trừ nghi hoặc này”. Bồ tát Văn Thù trả lời: “Con nay niệm Phật chính là phải lúc, tất cả các pháp môn tu hành không có pháp môn nào hơn niệm Phật, cúng dường Tam Bảo phước huệ song tu. Hai pháp môn này là tối thắng hơn hết. V́ sao? Ta ở trong kiếp quá khứ nhân tu quán niệm Phật, và cúng dường cho nên ngày nay được nhất thiết chủng trí. V́ thế, hết thảy các pháp Bát Nhă Ba La Mật, thiền định thậm thâm, cho đến chư Phật, đều từ niệm Phật mà sanh. Cho nên phải biết rằng niệm Phật là vua của tất cả các pháp, con phải nên thường niệm vô thượng pháp môn này, khiến cho không dừng nghỉ”. Đại sư Chiếu lại hỏi: “ Phải niệm như thế nào”? Bồ tát Văn Thù nói: “Ở thế giới phương tây có đức phật A Di Đà, đức Phật đó có nguyện lực không thể nghĩ bàn, con phải liên tục niệm danh hiệu của ngài khiến cho không gián đoạn, sau khi mạng chung nhất định được văng sanh, vĩnh viễn không thối chuyển. Nếu thiện nam tín nữ v.v…Muốn nhanh chóng thành Phật th́ nên niệm Phật không gián đoạn, chắc chắn nhanh chóng chứng quả vô thượng bồ đề.”

Trang trướcTrang đầu

Chương 10

TÔNG LÂM TẾ
Tiểu sử đại sư Liên Tŕ
Thiền Sư Băng Hoài Tế Năng Thị Chúng
Thời gian không có già
Thơ và Thiền
Tựa
Sống thong dong
Lời tựa
Lời nói đầu
Kính chuông như kính Phật
Không có đạo tâm
Hai thanh kiếm
Hạt cải chứa núi Tu-di
Chương 9
Chương 8
Chương 7
Chương 6
Chương 5
Chương 4
Chương 3
Chương 2
Chương 1
Bản lai diện mục
Ăn mày và thiền


GIÁC HỔ TẬP

GIÁC HỔ TẬP

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

Giai thoại thiền

Giai thoại thiền

Giai thoại thiền
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr