Trang chủ En français Tin tức Hình ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Thân bệnh mà tâm không bệnh
Một lần nọ, Đức Phật ở trên núi vùng ngoại ô thành Vương xá, nước Ma-kiệt-đà, bị mảnh đá vụn bay vào chân làm chân Ngài chảy máu, khiến cho cái thân sinh lý của Ngài rất đau. Nhưng trong tâm Đức Phật luôn duy trì chánh niệm, tỉnh giác, cho nên Ngài an nhiên mặc tình cho cái đau của thân mà tâm không hề khởi sinh phiền não.

Một lần khác, Đức Phật du hoá đến phía bắc hạ du sông Hằng của nước Bạt-kỳ, trú tại núi Thiết-thủ-bà-la, trong một khu rừng có đàn nai tự do sinh sống.

Hôm nọ, cư sĩ Na-câu-la, tuổi đã 120, đi đến chỗ Phật, đảnh lễ thăm hỏi, rồi thưa với Phật rằng:

- Thế Tôn, con đã lớn tuổi, thường hay bị cái thân suy yếu và nhiều bệnh này làm khổ. Hành động cũng rất mất sức. Mỗi lần muốn đến thăm Thế Tôn và những vị Tỳ-kheo thiện tri thức mà con kính trọng cũng thật là miễn cưỡng. Cho nên, mỗi lần được gặp Thế Tôn, đối với con thật không dễ. Cúi xin Thế Tôn vì con nói pháp, để con gặt hái được lợi ích và an lạc lâu dài.

- Lành thay! Lão cư sĩ! Đúng như lời ông đã nói, người sống đến từng tổi này rồi, thân thể tất nhiên nhiều bệnh, vậy vẫn còn hy vọng vào một cái thân thể cường tráng, mạnh khoẻ để nương nhờ chăng? Trừ khi đó là một người ngu, bằng không đây là đạo lý mà ai ai cũng biết. Cho nên, lão cư sĩ! Ông cần phải học như thế này: Thân của tôi tuy đã bệnh rồi, nhưng tâm của tôi không bệnh. Lão cư sĩ, ông nên học như thế.

Lão cư sĩ Na-câu-la nghe xong lời Phật dạy hoan hỷ vô cùng, lễ tạ Phật xong liền rời khỏi.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đang ngồi dưới gốc cây cách Phật không xa. Lão cư sĩ Na-câu-la sau khi từ biệt Đức Phật, lòng tràn ngập hỷ lạc đến thăm Tôn giả Xá-lợi-phất.

Tôn giả Xá-lợi-phất thấy thần sắc vui vẻ của lão cư sĩ Na-câu-la toả rạng liền hỏi:

- Lão cư sĩ! Ông hôm nay nét mặt rạng rỡ, sắc mặt vui tươi, chắc là từ bên Đức Phật đã nghe được pháp gì thâm diệu chăng?

- Bạch Tôn giả Xá-lợi-phất! Làm sao mà không rạng rỡ vui mừng được? Đức Thế Tôn vừa mới dùng pháp cam lồ tưới tẩm thân tâm con!

- Thế Tôn dùng pháp cam lồ gì để tưới tẩm ông vậy, lão cư sĩ?

Thế là lão cư sĩ Na-câu-la đem lời Phật dạy lập lại một lần.

Tôn giả Xá-lợi-phất nghe xong hỏi ông lão cư sĩ:

- Na-câu-la ! Sao ông không hỏi tiếp Đức Phật ý nghĩa thế nào là thân bệnh và tâm cũng bệnh? Thế nào là thân bệnh mà tâm không bệnh?

- Đại đức! Con không đủ khả năng thâm nhập nghĩa lý sâu xa để có thể hỏi như vậy, xin Tôn giả vì con mà giải thích tường tận cho.

- Lành thay! Lão cư sĩ! Ông hãy nghe cho kĩ, tôi vì ông mà nói rõ:
Thế nào là thân bệnh và tâm cũng bệnh?

Một người phàm phu ngu si chưa từng nghe hỏi chánh pháp, đối với sự sinh khởi, biến mất, vị ngọt, tai hoạ, xuất ly của sắc người ấy không thể thấy biết như thật; do không thấy biết như thật, cho nên đối với sắc thân này nảy sinh tham ái, ưa thích, đắm trước, rồi dẫn đến sự chấp trước cho rằng ngã là chủ thể của sinh mạng, hoặc giả cho rằng sắc thân này là tôi, là của tôi. Vì chấp trước như thế nên khi sắc thân này phát sinh biến hoá, bại hoại, thì tâm cũng theo đó mà bị tác động khiến sinh khởi ưu, bi, não, khổ, khiếp sợ, luyến tiếc, không buông bỏ được, gây chướng ngại.

Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức, trong mỗi thứ đó mà cho rằng nó có ngã là chủ thể của sinh mạng, hoặc giả nó nâng đỡ cho ngã, hoặc giả ngã ở trong đó, hoặc giả trong đó có ngã. Vì cho rằng trong sinh mạng có một cái ngã tồn tại bất biến, là chủ thể của sinh mạng, cho nên kết quả tất nhiên là: Khi sắc sắc thân này có bệnh thì tâm cũng bệnh theo.

Thế nào thân bệnh mà tâm không bệnh?

Một vị thánh đệ tử đã nghe hỏi nhiều chánh pháp, đối với sự sinh khởi, biến mất, vị ngọt, tai hoạ, xuất ly của sắc thân, vị ấy thấy biết đúng như thật; do thấy biết đúng như thật cho nên đối với sắc thân vị ấy không tham ái, ưa thích, đắm trước; không cho rằng sắc thân này là ngã chủ thể sinh mạng của tôi, cũng không cho rằng trong sinh mạng này có một chủ thể khác, hay sắc thân này thuộc về ngã chủ thể kia. Vì không nghĩ tưởng như thế, cho nên khi sắc thân phát sinh biến hoá, bại hoại, tâm không thể theo đó mà bị tác động, thì không thể có ưu, bi, não, khổ, khiếp sợ, luyến tiếc, không buông bỏ được, gây chướng ngại.

Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức, những thứ nhóm họp thành sinh mạng này cũng giống như vậy, không cho rằng trong đó có một cái ngã là chủ thể của sinh mạng tồn tại bất biến, cho nên khi sắc thân này bệnh tâm không vì đó mà sanh bệnh.

Sau khi nghe lời giảng giải của tôn giả Xá-lợi-phất, lão cư sĩ Na-câu-la hiểu được một cách thâm sâu, thông suốt và thể ngộ, chứng được pháp nhãn tịnh: thấy pháp, đắc pháp, biết pháp, nhập pháp, không cần nhờ vào ai khác mà tự mình có thể hoá giải nghi ngờ của mình, trong chánh pháp tâm không còn e sợ. Ông từ chỗ ngồi đứng lên, chỉnh tề y phục, cung kính chấp tay, nói với tôn giả Xá-lợi-phất rằng:

- Đại Đức! Nay con đã hiểu, đã đến chỗ siêu việt, đã đến bờ bên kia. Hiện tại con xin quy y Phật, Pháp và Tăng chúng, làm đệ tử của Phật, xin thầy làm người chứng minh cho con. Từ bây giờ trở đi, con trọn đời quy y Tam bảo.

Phật học thường thức

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr