Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Hai mươi chín pháp quán tưởng - Phần II
Phần II


Hai mươi chín pháp quán tưởng

Căn cứ 16 pháp quán tưởng trên, Tôn giả Thế Thân phát triển thành hệ thống quán tưởng gồm 29 bước nhằm cụ thể hóa đối tượng quán tưởng :

1. Tính ưu việt của thế giới Cực lạc, xác định nó vượt khỏi các thế giới khác ở trong ba cơi, sáu đường.

2. Tính rộng lớn giống như hư không có thể dung chứa tất cả chúng sanh trong mười phương văng sanh về cơi ấy.

3. Nguồn gốc cấu tạo tốt lành, tức do công đức tu hành Bát chánh đạo của hàng nhị thừa và công hạnh đại từ bi của các bậc Bồ-tát.

4. H́nh sắc tuyệt vời rực rỡ ánh sáng mặt trời mặt trăng trong suốt như gương.

5. Sự vật quí báu, bởi do các ngọc ngà trân bảo tạo nên đầy đủ mọi vẻ đẹp.

6. Mầu sắc lộng lẫy rạng ngời do ánh sáng trong sạch soi chiếu.

7. Cỏ mịn màng như gấm trải gây cảm giác êm dịu thoải mái lạ lùng.

8. Đất nước và bầu trời Cực lạc đầy dẫy các cung điện và lầu các, thấy khắp mười phương, với các hàng cây màu sắc tân kỳ, những lan can quí báu vây quanh trên trời có các lưới ngọc bao phủ, có những nhạc khí phát ra âm thanh, dưới suối hồ có muôn ngàn thứ hoa báu lung linh trên mặt nước.

9. Mưa ở Cực lạc là những trận mưa hoa, mưa y phục, mưa đồ trang sức và các thứ hương thơm quí báu.

10. Mặt trời ở Cực lạc là mặt trời trí tuệ của đức Phật phá tan bóng tối của si mê.

11. Âm thanh Cực lạc là những âm thanh trong sáng thanh diệu vang xa đến tận mười phương.

12. Vị pháp vương trụ tŕ nước Cực lạc là đức Phật A-di-đà.

13. Nhân dân là những quyến thuộc thanh tịnh của đức Phật A-di-đà và đều do hoa sen hóa sanh.

14. Thế giới Cực lạc lấy tam-muội làm thức ăn, lấy Phật pháp làm hương vị.

15. Thân tâm vĩnh viễn xa ĺa các khổ năo từ vật chất đến tinh thần, thường có được những sự vui sướng liên tục.

16. Không có những chúng sanh khiếm khuyết sáu căn, phái nữ hoặc nhị thừa v́ Cực lạc là những cảnh giới của những bậc Đại thừa có căn lành.

17. Mọi nguyện ước của chúng sanh đều được thỏa măn.

18. Chỗ ngồi của đức Phật A-di-đà là một đài sen mầu nhiệm thanh tịnh.

19. Thân tướng có hào quang tỏa sáng xinh đẹp hơn tất cả chúng sanh.

20. Miệng Ngài phát ra những âm thanh vi diệu vang khắp cả mười phương.

21. Tâm Ngài b́nh đẳng như hư không, không phân biệt.

22. Hết thảy chúng trời người văng sanh đều đạt tới quả bất thối.

23. Trong số ấy có các bậc Bồ-tát làm thượng thủ, có công đức lớn không ai vượt qua nổi.

24. Tất cả đều cung kính chiêm ngưỡng đức Phật A-di-đà.

25. Tất cả quán sát sức bản nguyện của đức Phật khiến mau được đầy đủ các công đức.

26. Các vị Bồ-tát thường du hành khắp nơi để giáo hóa, mà vẫn an trụ tại cảnh giới Cực lạc.

27. Các vị Bồ-tát có trí tuệ sáng suốt, trong một niệm có thể soi khắp các cơi Phật để làm lợi ích cho chúng sanh.

28. Các vị thường làm những cơn mưa hoa trời, áo trời, hương trời và nhạc trời để cúng dường và tán thán chư Phật không phân biệt.

29. Các vị thường dùng con mắt trí tuệ xem xét thế giới nào không có Phật pháp th́ nguyện sanh về thế giới ấy để chỉ bày.

Trên đây là phương pháp quán tưởng niệm Phật được được Đức Thế tôn chỉ dạy trong Kinh Quán vô lượng thọ Phật và Tôn giả Thế thân tŕnh bày trong Vô lượng thọ kinh ưu-ba-đề-xá nguyện sinh kệ. Một cách tổng quát, các phương pháp niệm Phật, quán tưởng đều không ra ngoài danh và tướng. Y theo danh và tướng mà khởi niệm niệm Phật, quán tưởng Phật, nay tạm phân ra thành ba loại sau đây :

1. Y danh khởi niệm : Tức là lấy danh hiệu của Phật làm đối tượng buộc niệm, như niệm sáu chữ ‘Nam-mô A-di-đà Phật’. Sáu chữ ‘Nam-mô A-di-đà Phật’ là danh, mà trong cái danh này nó hàm tàng nhiều ư nghĩa, và phải nương vào ư nghĩa đó để hệ niệm, phải làm cho cái danh ấy thành cảnh giới để niệm (để nhớ, để buộc niệm vào).

Y danh khởi niệm c̣n gọi là ‘xưng danh niệm Phật’. Thế nhưng, khi xưng niệm danh hiệu của Phật th́ phải hiểu rơ ư nghĩa danh hiệu đó, nếu không hiểu biết ǵ, hoặc là niệm Phật để cầu phước hay niệm Phật cho người chết siêu thoát thôi… th́ niệm Phật như vậy cũng có thể đắc định, nhưng chắc chắn không được văng sanh Cực lạc ! Niệm Phật như vậy là không đúng với tinh thần của pháp môn Tịnh độ, nguyên do là bởi người niệm Phật chưa từng hiểu t́nh h́nh ở cảnh giới Cực lạc và nguyện lực từ bi của Phật A-di-đà. Không tín, không nguyện, chỉ kêu tên Phật suông suông th́ cũng giống như con vẹt học nói tiếng người hay là như máy niệm Phật thôi ! Dù vậy, tán tâm mà niệm Phật th́ cũng có phước, nhưng một chút ít thiện căn phước đức này không đủ để văng sanh Tịnh độ.
Có một câu chuyện, không biết thật hư thế nào, nhưng cũng có ư nghĩa, xin kể quư vị tham khảo. Chuyện kể rằng : Có hai thầy tṛ ở một ngôi chùa nọ, người học tṛ rất là chậm lụt, đần độn ; người thầy dạy anh ta niệm Phật, nhưng anh ta chẳng biết phải niệm làm sao, bèn đến hỏi sư phụ cách niệm Phật. Sư phụ nghe anh ta hỏi trong ḷng không vui, mắng anh ta rằng : ‘Anh đần độn quá !’ Thế rồi, anh học tṛ tưởng lời mắng của thầy là lời khai thị, nên đă lănh thọ và đi vào rừng sâu hạ thủ công phu, từ sáng đến tối anh ta niệm Phật mà tâm tư luôn ghi nhớ câu nói của sư phụ : ‘Anh đần độn quá’ ! Một thời gian sau, sư phụ đi vào rừng t́m anh học tṛ, từ xa người thầy thấy học tṛ đang rửa bát ; coi bộ dạng rửa bát ông biết người đồ đệ của ḿnh đă có được một chút công phu. Người thầy đi đến và hỏi đệ tử cách thức dụng công tu tập như thế nào ? Người học tṛ thật thà thưa với thầy rằng anh ta y theo lời dạy của thầy, luôn luôn ghi nhớ câu ‘Anh đần độn quá’ ! Người thầy nghe nói cười mà bảo : ‘Đó là câu ta mắng anh, tại sao anh lại đem vào trong tâm khi niệm Phật’ ? Người học tṛ nghe xong mới hiểu ra cái câu nói mà anh thường nhớ nghĩ là một lời quở mắng chứ không phải là một lời khai thị th́ bao nhiêu công phu đạt được tự nhiên biến mất hết !

Buộc tâm vào một cảnh mà không biết phân biệt cái cảnh ḿnh đang buộc có đúng chánh pháp hay không, th́ trên nguyên tắc, cũng có thể phát sanh một trạng thái tương tự như là thiền định, cũng có thể dẫn đến thành tựu một năng lực đặc biệt hơn hẳn người thường. Nhưng đến khi có ai nói cho biết sự tu học của ḿnh chưa đúng, tâm liền khởi nghi ngờ th́ định lực lập tức tiêu mất. Đương nhiên, xưng danh niệm Phật nhất định không phải như vậy, nhưng nếu một người không biết cách niệm Phật, cứ tùy tiện mà niệm như niệm cái bàn, cái ghế th́ không phải cũng một dạng như anh học tṛ khờ khạo kia hay sao ?

Cần phải biết rằng, A-di-đà Phật là danh, mà trong cái danh này bao hàm ư nghĩa y chánh trang nghiêm của một đức Phật, từ bi nguyện lực của Phật, công đức vô biên của Phật. Phải hiểu một cách rơ ràng và sâu sắc như vậy mới có thể phát khởi tín nguyện thâm thiết, rồi từ trong tín nguyện thâm thiết đó mà hành tŕ xưng danh niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ. Cho nên, đối với 16 pháp quán và 29 pháp quán trên đây phải học thuộc ḷng để khi miệng niệm Phật, tâm buộc niệm vào ư nghĩa, công đức thù thắng của Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát Quán thế âm, Đại thế chí.

2. Y tướng khởi niệm : C̣n gọi là Quán tưởng niệm Phật, niệm Phật A-di-đà hay bất kỳ Đức Phật nào khác cũng đều được. Trước hết là quán tưởng h́nh tượng của Phật, chiêm ngưỡng h́nh tượng Phật, nh́n cho thật kỹ, thật chăm chú để đem cái tướng hảo trang nghiêm của Đức Phật kính cẩn ghi nhớ trong tâm của ḿnh, sao cho h́nh ảnh Đức Phật rơ ràng hiện lên trong tâm ḿnh, rồi sau đó bắt đầu ngồi yên lặng niệm hoài h́nh ảnh, tướng hảo của Đức Phật đó. Thực tập như vậy gọi là Niệm Phật quán, rất dễ dàng đưa đến trạng thái nhất tâm. Tuy nhiên, nếu ḿnh không chuyên tâm tu niệm th́ chỉ thấy được cái tướng mơ hồ của Đức Phật thôi. C̣n muốn thấy được đức tướng trang nghiêm, vi tế rơ ràng của Phật một cách như ư, tự tại th́ phải chuyên tâm tu niệm mới có thể thấy được.

Hơn nữa, tướng của Phật không chỉ là sắc tướng, mà c̣n bao hàm vô lượng vô biên các tướng công đức thù thắng như Đại từ, Đại bi, Thập lực , Tứ vô sở úy , Thập bát bất cộng , Ngũ phần pháp thân … Phương pháp buộc niệm, quán tưởng những công đức này của Phật, Đại thừa gọi là Quán tướng sở nhiếp, tiểu thừa gọi là Quán pháp thân.

3. Y phân biệt khởi niệm : Khởi niệm nhờ sự phân biệt nhưng lại có khả năng liễu tri được rằng, Phật chính là do tâm biến hiện ra, cho nên c̣n gọi là Duy tâm niệm Phật. Hai cách niệm trước là nhờ vào danh và tướng mà khởi niệm, niệm cho đến khi tướng Phật hiện tiền th́ ngay đó liền hiểu được rằng, tất cả tướng Phật đều là do tâm biến hiện ra mà thôi, chúng ta không cần phải đi đâu t́m Phật hết, Phật cũng không cần phải đến đây để đón ta, bởi v́ tự tâm niệm Phật, tự tâm chính là Phật. Như trong Đại tập hiền hộ kinh, quyển 2 có nói : "Ba cơi này đều do tâm mà có. V́ sao vậy ? Bởi v́ do cái tâm này niệm cái ǵ th́ tự ḿnh thấy lại cái cảnh đó. Nay chúng ta từ nơi cái tâm này mà thấy Phật, tâm ta làm Phật, tâm ta chính là Phật". Kinh Hoa nghiêm, quyển 46 cũng nói : "Nhất thiết chư Phật tùy theo ư ḿnh liền thấy. Chư Phật Như lai ở cơi kia không cần phải đến đây, ta cũng không cần đến đó. Biết rằng tất cả chư Phật không từ đâu mà đến, chúng ta cũng không có chỗ đến, biết tất cả chư Phật cùng với tâm ta, tất cả đều như giấc mộng" (一 切 諸 佛, 隨 意 即 見。 彼 諸 如 來 不 來 至 此, 我 不 往 彼。 知 一 切 佛 無 所 從 來, 我 無 所 至,知 一 切 佛 及 與 我 心 皆 悉 如 夢).

Tướng hảo trang nghiêm của Phật, công đức pháp thân của Phật, tất cả đều thấy rơ ràng phân minh, đều là do tâm biến hiện ra. Hiểu được tất cả đều do tâm biến hiện ra, cho nên tất cả đều như mộng, như huyễn, tức là y nơi hư vọng, phân biệt mà khởi niệm.
Phật pháp dùng pháp môn niệm Phật để dẫn dắt chúng sanh từ cạn đến sâu, nương nhờ nơi danh hiệu mà quán tưởng tướng hảo của Phật, khi tướng Phật hiện tiền th́ tiến thêm một bước nữa để có thể liễu đạt tất cả đều hư vọng, đều do tâm phân biệt mà biến hiện ra. Nếu tiến thêm một bậc cao hơn nữa tức là đạt đến niệm Phật pháp thân, ngộ nhập được cảnh giới pháp tính.


Xem phần tiếp theo

Tịnh Độ

Vu Lan
Phật pháp căn bản
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr