Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật học thường thức
Kim cang thừa c̣n gọi là Đăn-đặc-la phái (Tāntrika), hay Mật giáo, là một trường phái tu học có ít nhiều ảnh hưởng của Phật giáo, hoặc là một loại h́nh Phật giáo bị biến thái v́ những lư do nội tại lẫn ngoại tại, một trường phái h́nh thành từ những vay mượn giáo lư Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian cùng những tôn giáo ngoại đạo khác, tạo thành một hệ thống tín ngưỡng phức tạp, xa rời Phật giáo chính thống.

Kim cang thừa hay Mật giáo lấy Mật pháp và Chú pháp của Veda trong Hậu kỳ Bà-la-môn giáo làm ư nghĩa trọng yếu, h́nh thành vào khoảng thế kỷ đầu Tây lịch, đến thế kỷ thứ 5, thứ 6 Tây lịch lại h́nh thành thêm Ấn khế (mudrā) và Mạn-đà-la (maṇḍala).

Cơ sở để Mật giáo xác lập là Kinh đại nhậtKinh Kim cang đỉnh xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ thứ 7 Tây lịch. Bấy giờ, Mật giáo lấy Đại Nhật Như Lai (Mahāvaircana) làm chủ và thêm vào Đại Uy Đức Minh Vương (Yamāntaka), Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha-pāśa) làm Chư tôn đặc hữu, đồng thời lấy Phật giáo truyền thống và chư tôn của Bà-la-môn giáo kết hợp tổ chức thành hệ thống hoá Mạn-đà-la, chế định các nghi thức, sử dụng Ấn khế và Minh chú để tổ chức trong các nghi quỹ.

Kinh Đại nhật dẫn dụng hệ thống Kinh Hoa nghiêm, thuyết giáo ‘ngay nơi sự là chân, ngay đây là đạo’, và y cứ tư tưởng bát-nhă và đại bi làm phương tiện, bao dung nhiếp thủ toàn bộ tín ngưỡng Bà-la-môn giáo và các loại tín ngưỡng dân gian.
Kinh Kim cang đỉnh th́ y cứ vào thuyết tâm thức của Du-già hành phái để tổ chức thành, nhưng cũng đồng thời khẳng định tư tưởng ái dục là đại lạc (mahāsukha).

Cả hai bộ kinh trên đều không đồng quan niệm và khuynh hướng của Phật giáo đại thừa thời kỳ sau này mà nghiêng nặng về tính thừa nhận thật tướng của sự vật hiện tượng ngay nơi đương thể, đồng thời du nhập các tín ngưỡng của Ấn độ giáo (tức bao dung các tôn giáo dân gian và Bà-la-môn thời kỳ phục hưng).

Sau khi tư tưởng Mật giáo hưng long, nó đă h́nh thành ra hai trường phái là Hữu đạo mật giáo (Chân ngôn thừa) và Tả đạo mật giáo (Kim cang thừa).

Hữu đạo mật giáo lấy Kinh Đại nhật làm trung tâm để lư luận hoá hệ thống Mật giáo. Tả đạo mật giáo th́ kế thừa hệ thống tư tưởng Kinh Kim cang đỉnh, phát triển thành hệ thống Mật giáo có xu hướng thực tế.

Về sau, Chân ngôn thừa chưa có sự phát triển ǵ, mà Kim cang thừa th́ đă dựa vào sự kết hợp với Ấn độ giáo nên phát triển cực kỳ hưng thạnh, thậm chí, đến thế kỷ thứ 10 trở đi, trường phái này cơ hồ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tổ chức Phật giáo Ấn độ.

Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, Vua In-drabhūti là người có cống hiến rất lớn cho sự hưng thạnh Kim cang thừa. Trước tác của ông gồm có Trí tuệ thành tựu (Jñānasiddhi) và Phái tính lực của Ấn độ giáo (Sāktāḥ), cả hai tác phẩm đều có quan hệ sâu sắc với Mật giáo. Trong đó, Phái tính lực chính là tín ngưỡng sùng bái nữ thần Durgā và chuyển biến thành tín ngưỡng sùng bái Tính lực (śakti) của nữ thần ấy, rồi sau phát triển thành tông phái chủ trương chủ nghĩa nhục dục, lấy đó làm phương pháp tu hành. Chủ nghĩa nhục dục này, tuy nhiên, lại mang đầy đủ khuynh hướng dâm dục nồng hậu, nhưng vốn bị người dân Ấn độ từ chối tiếp nhận, cho đến khi Kim cang thừa hưng thạnh th́ nhanh chóng phổ biến ở địa phương và lan sang các khu vực Orissa, Bengal.

Từ thế kỷ thứ 8 trở đi, Kim cang thừa lại được Vương triều Pāla ủng hộ, giáo đoàn lại phát triển hưng thạnh hơn, cơ hồ ảnh hưởng khắp cơi Ấn độ.

Sáng lập Vương triều Pāla là Gopāla (Cù-pa-la). Ông lập chùa Odantapuri (Ô-đan-đa-phú-lê tự) ở tại trung tâm thủ đô. Con trai của ông là Dharmapāla (Đạt-ma-pa-la – Hộ Pháp) kiến tạo chùa Vikramaśīla (Siêu giới tự) ở bên bờ sông Hằng. Cả hai ngôi chùa này đều là đạo tràng căn bản của Kim cang thừa. Trong đó, chùa Siêu giới hưng thạnh đến thế kỷ thứ 13 th́ bị Hồi giáo tiêu diệt.

Thời đại của Devapāla, Kim cang thừa đă kết hợp với phái Tính lực của Ấn độ giáo, tạo nên sự hưng thạnh và ra đời nghệ thuật Tantra.

Bí mật tập hội (Tathāgata-guhyaka) và Thành tựu pháp man (Sādhanamālā) là những tác phẩm mang tính đại biểu cho truyền thống Kim cang thừa, và nó cũng đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Truyền thống này, lúc đầu cũng lấy việc thực hành thiền định và quán tưởng làm chính, nhưng sau đó dần dần chuyển sang sử dụng chân ngôn (mantra) và dương-đặc-la (yantra – một dạng đồ h́nh giống mạn-đà-la), một phương pháp thực hành phóng túng tính nhục thể và lạc vật hết sức mạnh mẽ, mượn sự khoái lạc của nhục thể để đạt đến cảnh giới bí mật, cho đó là cảnh giới thù thắng, ra khỏi thế gian (siddhi).

Kim cang thừa h́nh thành một cách có hệ thống là nhờ giáo nghĩa Thời luân phái, Kāla-cakra-vāda. Thời luân phái đem ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai xếp vào mê giới, và gọi tên là Thời luân, đề xướng muốn giải thoát khỏi Thời luân, tức mê giới, cần phải y cứ vào tư tưởng của Phật bản sơ (Adi-buddha), siêu việt không gian và thời gian. Phật bản sơ chính là Kim cang tát-đoả. Giáo nghĩa của Thời luân, ngoài cơ sở triết lư của Tính lực phái Ấn độ giáo, c̣n có sắc thái của T́-thấp-nô phái (Vaiṣṇava) và Du-già phái.

Sở dĩ Kim cang thừa dung hợp với Ấn độ giáo là bởi phù hợp với nhu cầu xă hội thời bấy giờ, mà căn nguyên có thể nói là do sự xâm lược của Hồi giáo. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ thứ 13, khi Hồi giáo tiêu huỷ chùa Siêu giới, giết hại tăng ni, Kim cang thừa hầu như không c̣n phát triển ở Ấn độ.

Học giả uyên bác của Kim cang thừa là Liên hoa sanh (Padma-sambhava). Liên hoa sanh xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 8, từng sang Tây tạng khai sáng Lạt-ma giáo. Sau thời Liên hoa sanh, có các học giả Bất nhị Kim cang (Advayavajra), Bảo tích tĩnh (Ratnākaraśānti), Bát-nhă-già-la-mạt-đề (Prajñākaramati), Na-lạc-ba (Nāropa)... nối tiếp nhau xuất hiện ở Siêu giới tự. Đến thế kỷ thứ 11, xuất hiện một đại học giả uyên thâm cả hai lĩnh vực Hiển và Mật giáo là Atīśa, người này có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá tŕnh hành thành giáo phái Lạt-ma ở Tây tạng.

Hậu kỳ Mật giáo đă lấy tính chất ưu việt của Kim cang để dụ cho Tánh không (Śūnyatā) và cho đó là chân lư tối cao. Thậm chí, Mật giáo c̣n chế tác Chày kim cang năm cạnh (ngũ cổ kim cang) để làm vật tượng trưng cho năm trí của Như Lai (Như Lai ngũ trí). Về sau, người ta c̣n thêm nhiều khái niệm cho Kim cang, tạo nên nét đặc trưng cho nên triết học độc đáo của Mật giáo, thoả măn nhu cầu thực tế phát sinh từ cuộc sống của người dân địa phương. Cái được gọi là ‘Kim cang thừa’, trên thực tế, nó cũng hàm chứa những giáo lư cao siêu và hàm đủ những tính chất của Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu nghiêm túc kinh điển của Mật giáo Ấn độ về những Nghi quỹ và Tantra, rồi so sánh nó với những ǵ mà Kim cang thừa tŕnh bày trong kinh Kim cang đỉnh th́ thấy mối quan hệ rất rơ ràng về văn hiến cũng như hệ thống tư tưởng giữa Đát-đặc-la giáoKim cang thừa.

Lă Trừng, tác giả cuốn Ấn độ Phật học nguyên lưu lược giảng, trong phần nói về Mật giáo đă viết rằng : Mật giáo bắt đầu h́nh thành từ thế kỷ thứ 7, đến thế kỷ thứ 8 trở đi th́ có tính chất tương đồng với Ấn độ giáo và có khuynh hướng ly khai Phật giáo, gọi là Tả đạo. Về sau, sự phát triển của Mật giáo càng hưng thịnh th́ càng xa rời Phật giáo, đặc biệt xa rời Phật giáo là chủ trương Tính dục của hệ thống Du-già, gọi là Tả đạo du-già. Điều gay cấn là, mặc dù thoát ly Phật giáo, Mật giáo vẫn giảng giải giáo lư bát-nhă, khổ, không... chủ trương Không tính, đồng thời cho rằng Tính không giống như Kim cang, không thể biến hoại. Với chủ trương này, Mật giáo đă làm cho ḿnh khác biệt với truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ lẫn Đại thừa, và tự xưng ḿnh Kim cang thừa.

Cũng theo Lă Trừng, từ khi Vương triều Pāla (Pala Dynasty) kiến lập cùa Siêu giới vào thế kỷ thứ 11, 12 để giành riêng cho Mật giáo hoạt động, th́ từ đó về sau, Mật giáo Kim cang thừa lại có thêm nhiều biến hoá. Nó đă từ từ thâm nhập vào dân gian chứ không c̣n tập trung ở tự viện nữa. Hệ thống giáo lư th́ ngày càng thế tục hoá và chẳng có quy luật ǵ cả, rất đơn giản, dễ thực hành, cho nên một thời người ta đă gọi tông phái này là Dị hành thừa. Nói ‘dễ thực hành’ là để phân biệt với thực tiễn giáo lư Phật giáo rất khó thực hành. Những người chủ trương Mật giáo đă lư luận rằng, phương pháp tu học Phật giáo quá khó, dân chúng không dễ ǵ tiếp nhận và càng khó thực hành rộng răi, do đó cần phải lựa chọn những phương pháp dễ thực hành để truyền bá Phật pháp. Kỳ thật, phương pháp tu học để thành Phật của Mật giáo Kim cang thừa quả nhiên là đơn giản với chủ trương ‘Thân này chính là Phật’, và sự thành Phật ấy cũng giống như cảnh giới ‘khoái lạc’ của con người b́nh thường. Nên nhớ, sự ‘khoái lạc’ mà họ nói đến đây không liên quan ǵ với sự cảm nghiệm hạnh phúc được Phật giáo nói đến trong ư nghĩa thường, lạc, ngă, tịnh – bốn tính chất của niết-bàn. Họ chủ trương rằng, ‘khoái lạc’ là cảnh giới cực điểm trong quan hệ tính dục giữa nam và nữ, cho nên phương pháp du-già của họ tất nhiên cần phải có sự phối ngẫu với một đồng nữ, gọi là ‘Thủ ấn’ (mudrā – mà thực chất là nơi dâm ô truỵ lạc). Chính v́ phương pháp tu học đơn giản như vậy nên sau khi đề xướng không bao lâu th́ khắp nơi từ đông sang tây, đại bộ phận xă hội, nhất là tầng lớp quần chúng ngu muội, đă hoan hỷ tiếp nhận và lưu truyền rộng răi, nhanh chóng.

Tuy nhiên, trong quá tŕnh lưu truyền, h́nh thức cũng có nhiều biến hoá. Cụ thể là, Kim cang thừa đă tự viết kinh điển riêng cho truyền thống của ḿnh, gọi là Tantra, trong đó tŕnh bày những nghi quỹ (cách thức sử dụng những ǵ để cúng dường Bổn tôn, cách thức sử dụng Chú ngữ ra làm sao...)... rất phức tạp.

Đến thời kỳ “Dị hành thừa” th́ người ta không tôn trọng kinh điển nữa mà tôn kính Tôn sư, tôn xưng người thầy dẫn đường của họ là Thượng sư, Đạo sư. Họ cho rằng, chỉ cần y cứ theo sự chỉ dẫn của Đạo sư mà thực hành th́ sẽ thành tựu. Lời dạy của Đạo sư thường là một loại thi ca, hoặc gọi là ‘Khúc nhạc Kim cang’. Văn tự ngôn ngữ loại thi ca này đa phần là khó hiểu, mười phần bí ẩn, mờ mịt cả mười, cho nên người ta gọi là ‘Văn học mật ngữ’. Ở Tây tạng c̣n rất nhiều bản dịch của loại văn học này. Ở Nepal c̣n lưu lại rất nhiều nguyên bản và một số văn bản bị chỉnh sửa khi tái bản. Cho nên, phương pháp tu tập của Mật giáo không những từ từ biến hoá, đổi thay, mà ngay cả kinh sách làm cơ sở cho tín ngưỡng phụng thờ cũng có biến hoá thay đổi.

Như đă nói trên, Mật giáo phát triển đến thời kỳ cuối cùng c̣n h́nh thành thêm một h́nh thái nữa, gọi là Thời luân thừa. Thừa này đặc biệt tôn sùng Đức Phật bản sơ. Thừa này cho rằng, trước Đức Phật Thích-ca c̣n có Đức Phật đầu tiên, đó vị Phật tối sơ mà từ đó phát sinh ra tất cả chư Phật. Đồng thời, đối với sinh lư của con người, Thời luân thừa có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu, để rồi từ đó đề xướng phương pháp du-già nhằm khống chế nội bộ thân thể, gọi là ‘ngọn gió duy tŕ sinh mạng’. Bằng phương pháp, họ nghĩ rằng, có thể khiến cho sinh mạng của con người không bị ảnh hưởng với ḍng chuyển động của thời gian, đạt được trường thọ, cho đến có thể thoát thai, đổi cốt, biến thân người thành thân Phật. Có thể nói, đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của Mật giáo.

Như vậy, kể từ triều đại Pāla, trải qua 200 năm, là giai đoạn phát triển của Mật giáo. Trong quá tŕnh phát triển, Mật giáo h́nh thành hai truyền thống. Một truyền thống lấy chùa viện làm trung tâm (như đại học Nalanda, chùa Siêu giới), họ cũng bàn luận giáo lư, đem giáo lư Mật giáo trộn lẫn với giáo lư của Hiển giáo. Chẳng hạn, Sư Tử Hiền (Haribhadra hoặc Simhabhadra) - chính là quốc sư của thời đại Devapāla – đă đề xướng Bát-nhă. Ông là một nhận vật quan trọng của Mật giáo. Đệ tử của ông là Giác Trí Túc (Buddhajnanapala), người kế thừa tư tưởng của thầy ḿnh, đem Bát-nhă và Mật giáo trộn lẫn với nhau để giảng. Đến nửa cuối thế kỷ 11, ở chùa Siêu giới vẫn c̣n một vị danh tiếng là Atiśa. Ông này đă từng đến Tây Tạng để phục hưng Phật giáo (v́ Phật giáo Tây Tạng có một thời bị phá hoại). Atiśa cũng là người giảng thông suốt hai giáo Hiển và Mật.

Ngoài hệ thống truyền thừa từ chùa viện, trong dân gian c̣n có một hệ thống truyền thừa khác, là một loại Mật giáo đă được thông tục hoá mà t́nh h́nh, nội bộ của nó vô cùng phức tạp. Môn nhân đời sau đă tập hợp và xây dựng nên một hệ thống Đại sư thành tựu đắc pháp Mật giáo, tổng cộng có 84 người, trong đó mỗi nhân vật có mỗi nhân cách riêng biệt, thậm chí họ cũng đem các vị Tổ sư như Long Thọ, Đề-bà vào trong ḍng truyền thừa này, ngoài ra là những nhân vật thuộc mọi giai tầng trong nhân gian. Họ cũng xây dựng những câu truyện về 84 vị Đại sư, gán cho những Đại sư những tác phẩm Tán ca vân vân và vân vân. Chúng ta có thể thấy trong những tư liệu này về những nhân vật và cách thức truyền giáo của Mật giáo.

Phật học thường thức

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr