Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp Bồ tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh, khiến họ khởi tâm cảm mến, rồi dẫn dắt họ vào Phật đạo, hướng dẫn họ tu tập để đạt được giải thoát. Chúng ta có thể hiểu Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục ḷng người, bốn nghệ thuật sống đắc nhân tâm. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

1. Bố thí nhiếp:

Bố thí là đem cho. Đem cho bất cứ cái ǵ mà ḿnh có, và cái đó chúng sinh cần. Sự đem cho đó xuất phát từ t́nh thương, được thúc đẩy bởi tâm từ bi và hạnh nguyện cứu độ. Mục đích của sự đem cho đó, trước hết là thương nỗi khổ đau của chúng sinh, muốn cho chúng sinh thoát khỏi sự thiếu thốn, lo âu và sợ hăi; và cuối cùng là dẫn dắt họ vào đạo giải thoát. Không dẫn dắt chúng sinh về được với chánh pháp th́ sự đem cho bị đánh mất ư nghĩa, như đem muối bỏ vào biển.

Thói thường, ai cũng tham muốn, muốn có thêm, muốn có nhiều, có rồi lo cất giữ, cất giữ bo bo, sợ mất; không thích cho ai, dù đó là cha mẹ, người thân của ḿnh, nói chi đến người ngoài xă hội. Không những không biết cho, mà thấy người ta bố thí, ḿnh c̣n nói họ dại! Có của không biết sài mà đem đi cho! Vậy mà Bồ tát đem cho hết: “Tất cả chúng sinh, ai ưa muốn ǵ, Ta đều cho hết, y phục thức ăn, của cải tài sản, đất nước vợ con, đầu mắt tủy năo, máu huyết cơ thể; không kể sang hèn, phú quư bần tiện, hễ ai cần ǵ, xin ǵ cho nấy, khiến cho đầy đủ, chỉ trừ những thứ, sắc dục bất tịnh, thuốc độc hại người, th́ không cho thôi” (Kinh Đại bát Nê-hoàn). Sự đem cho này, khiến chúng sinh tỉnh. Và họ cảm mến, rồi đến với đạo. Chúng sinh một khi đến được với đạo, mà nói đơn giản là biết trở về nương tựa Tam bảo, là ngàn đời thoát khỏi khổ đau, thiếu thốn, sợ hăi.

Chúng ta thường nghĩ rằng ḿnh c̣n nghèo khổ quá, đâu có dư giả ǵ đâu mà cho ai. Thật ra, chúng ta có ba thứ mà ai cũng có để đem cho. Đó là tài thí, pháp thí và vô úy thí.

- Tài thí. Tài là của cải vật chất, là tài sản. Tài sản gồm có tài sản vật chất và tài sản tinh thần. Vật chất là cơm, gạo, áo, tiền, nhà cửa, ruộng vườn, thuốc men trị bệnh…Tài sản tinh thần là công sức, t́nh cảm, t́nh thương, hiểu biết… Tài thí là đem những tài sản của cải ḿnh có cho người khác, giúp đỡ người khác. Người thiếu thốn vật chất th́ ḿnh cho vật chất, kẻ thiếu thốn tinh thần th́ ḿnh cho tinh thần. Dù nhiều dù ít, hễ có người cần, ḿnh đều có thể đem cho bớt, chia bớt. Cho nhiều cho ít không quan trọng, mà quan trọng là thái độ cho. Phải cho bằng tất cả tấm ḷng thương yêu, tôn trọng, kính mến.

Kinh Tăng Nhất A-hàm nói: “Người bố thí, cùng tạo pḥng xá, thọ tam tự quy và thọ tŕ năm giới, dù có phước này, nhưng vẫn không bằng chỉ trong khoảnh khắc khảy móng tay mà có từ tâm đối với chúng sinh. Phước này công đức không thể kể hết”. Cho nên, “khi muốn bố thí dù nhiều hay ít, dù ngon hay dở, nên hoan hỷ bố thí, chớ có khởi tưởng đắm trước”.

Sự cho cũng có nhiều cách, không nhất thiết phải đem của cải ra mới gọi là cho. Chẳng hạn, không gian tham trộm cắp là một cách cho. Người Phật tử luôn nghĩ rằng ḿnh không có ǵ cho người ta th́ thôi, đừng lấy của họ! Không giết hại cũng là một cách cho, là bố thí sự sống. Luôn hoan hỷ là một cách cho, cho niềm vui, nụ cười. Một lời thăm hỏi cũng là một cách cho, cho sự quan tâm… Nói chung, mỗi chúng ta vô cùng giàu có, và chúng ta có thể cho bớt người khác, chia sẻ với người khác bất cứ lúc nào, nếu ḿnh muốn.

Tu tập bố thí th́ phải vĩnh viễn không có tâm hối hận, không mong đền đáp để được thiện lợi. Bố thí không những chỉ dùng tài vật, mà khi có người hại ḿnh, dùng tay đánh, đao trượng đập, gạch đá ném, ḿnh cũng sẽ khởi ḷng từ, không nổi sân hận. Đó là vừa pháp thí, vừa vô úy thí.

- Pháp thí: là diễn giảng Phật pháp. Tùy theo tŕnh độ hiểu biết Phật pháp của ḿnh mà thuyết giảng cho người khác nghe – mà người đó ḿnh cũng biết căn cơ tŕnh độ của họ - để họ tin hiểu Phật pháp. Pháp thí là giảng kinh, thuyết pháp, ấn tống kinh sách, phổ biến băng đĩa Phật pháp, phát hành báo chí Phật giáo…

Cách thí pháp hay nhất là tự ḿnh ứng dụng Phật pháp vào trong cuộc sống hằng ngày, tức là tự ḿnh tu tập làm gương cho mọi người thấy. Khi ḿnh tu tập giỏi, ḿnh không cần nói ǵ hết, người ta chỉ cần thấy năng lượng từ bi, an lạc, thảnh thơi, giải thoát của ḿnh (thân giáo) là người ta theo liền. Pháp thí bằng cách này là bài pháp sống. Cách thí pháp khác là tự ḿnh đi nghe pháp, rũ mọi người đi nghe pháp; khuyên mọi người đi chùa tụng kinh, niệm Phật, tu Bát quan trai…

Kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Diễn nói Phật pháp, thường dùng pháp âm, thức tỉnh thế gian”. Thuyết pháp là để thức tỉnh, cảnh tỉnh thế gian, chứ không phải nói cho thỏa chí hiểu biết của ḿnh. Mục đích của giảng kinh thuyết pháp là chuyển mê khai ngộ, giúp mọi người cải ác làm lành, hướng đến đời sống cao thượng, giải thoát.

Kinh Duy Ma nói: “Luận về bố thí, không có sự bố thí nào lớn hơn bố thí pháp”. Tăng Nhất A-hàm cũng nói: “Trên hết trong bố thí, không ǵ hơn pháp thí”. V́ sao? Bởi chỉ có Phật pháp mới đưa chúng sinh thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.

- Vô úy thí: Vô úy là không sợ hăi. Vô úy thí là đem đến cho chúng sinh sự b́nh yên, không sợ hăi. Chúng sinh sợ hăi điều ǵ th́ ḿnh đừng đem điều đó đến cho họ. Chúng sinh sợ chết nên ḿnh không giết; sợ bị mất của nên ḿnh không trộm cắp; sợ bị lường gạt nên ḿnh không lừa dối…

Tóm lại, bố thí là đem cho. Tu tập pháp này có phước đức vô lượng. Những việc bố thí ǵ chúng ta đă làm bằng thân, miệng, ư hôm nay, hết thảy để cầu giải thoát, chứ không cầu hưởng phước báo ở trong sanh tử. Như thế sẽ lâu dài được an ổn vô lượng.

Luận Đại Trí Độ nói: “Hàng ngu si bố thí mà không hiểu ǵ, hoặc v́ cầu tài nên bố thí, v́ sợ hiềm trách nên bố thí, hoặc sợ sệt nên bố thí, hoặc v́ muốn cầu ư người nên bố thí, hoặc sợ chết nên bố thí, hoặc dối người làm cho họ mừng nên bố thí, hoặc tự cho ḿnh giàu nên bố thí, hoặc kiêu ngạo tự cao nên bố thí, hoặc v́ danh dự nên bố thí, hoặc v́ chú nguyện nên bố thí, hoặc ǵ giải trừ suy hoại cầu tốt lành nên bố thí, hoặc v́ quy tụ đông người nên bố thí. Cách bố thí như vậy gọi là bố thí không thanh tịnh”. Bố thí cúng dường mà không xuất phát từ tâm thanh tịnh th́ khó có được công đức, phước báo. Cho nên, để đạt được kết quả viên măn trong pháp tu bố thí cúng dường, người Phật tử phải vượt thoát mọi ư niệm chấp ngă và ngă sở. Như kinh Kim Cang dạy: không có người thí, vật thí, đối tượng nhận sự bố thí. Nhất là: “Không nên trú ở sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không trú ở đâu cả mà làm bố thí”.

2. Ái ngữ nhiếp:

Ái ngữ là lời nói dễ thương. Ái ngữ nhiếp là sử dụng ngôn ngữ, lời nói dễ thương để thu phục ḷng người. Thu phục ḷng người là khiến cho họ phát khởi niềm tin đối với Tam bảo chứ không phải dùng lời nói để lấn lướt, tranh luận với người ta.

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp thiết yếu trong đời sống con người, nhằm trao đổi thông tin, biểu hiện t́nh cảm, tư tưởng và ước muốn của con người. Trong nghệ thuật giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu. Những người thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp, thường là những người biết xử dụng ngôn ngữ ôn ḥa, dễ thương và làm vui ḷng người, mà chẳng tốn kém bao nhiêu th́ giờ và tất nhiên là chẳng mất đồng bạc nào.

Thế nhưng, trong cuộc sống, phần lớn chúng ta lại không biết tận dụng sự mầu nhiệm của lời nói dễ thương, khôn khéo. Chúng ta chỉ thích nói những ǵ ḿnh muốn nói, mà ít khi chú ư đến người nghe, họ muốn nghe những ǵ. Và thông thường, chúng ta thường ưa chỉ trích người khác, nói những lời nói vô nghĩa, hoặc gây mâu thuẫn, hiểu lầm... Chúng ta nhận ra rằng, trong cuộc sống, có những sóng gió, đổ vỡ, thận thù, chiến tranh… đă và đang xảy ra hằng ngày chỉ v́ một lời nói. Ư thức được điều đó, chúng ta chỉ nói những ǵ cần nên nói, chỉ nói những điều có lợi cho ḿnh và mọi người, không gây mâu thuẫn và hiểu lầm nhau. Đó là chúng ta thực tập ái ngữ nhiếp.

Nội dung của ái ngữ nhiếp là xa ĺa bốn lời nói lỗi lầm (ly tứ quá ngữ): nói dối, nói hai lưỡi, nói ỷ ngữ và nói lời hung ác. Ái ngữ nhiếp nhằm mục đích hướng người nghe phát khởi niềm tin với Tam bảo, hướng đến đời sống tu tập hướng thượng, giải thoát, chứ không phải nói cho được ḷng người để cầu danh văn, lợi dưỡng. Cho nên, nếu nói lời dễ thương, nói lời mềm mỏng, nhu nhuyến, ḥa nhă… mà không chuyển tải được nội dung tu tập giải thoát, ngược lại c̣n làm cho người nghe rối loạn tâm ư, mất niềm tin, mất định hướng… th́ đó là lới ỷ ngữ, tà ngữ.

3. Lợi hành nhiếp:

Lợi hành là việc ǵ có lợi cho mọi người, cho chúng sinh là bắt tay vào làm liền, làm bằng lời nói, bằng ư tưởng, và bằng cả hành động, khiến cho người ta sinh ḷng cảm mến mà theo ta học đạo.

Để thực tập hạnh lợi hành này, chúng ta có thể noi gương Bồ tát Tŕ Địa. Suốt đời Bồ tát thường làm những việc lợi ích cho chúng sinh, như gánh đất đắp đường, bắc cầu, làm nhà, giúp người già gánh nặng, đẩy chiếc xe lên dốc cao, chèo thuyền giúp cho người lái thuyền ngược nước… không một việc nào có lợi ích cho chúng sinh mà Ngài không làm, dù có khó khăn, gian khổ.

Noi gương Bồ tát, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng có thể làm lợi ích cho nhiều người. Bằng lời nói, khuyên con cháu, bà con, bạn bè đi chùa tụng kinh, nghe pháp; bằng hành động mỗi tháng ăn chay ít nhất hai ngày, không xả rác bừa băi, tiết kiệm chi tiêu hoặc trích ra một ít tiền chợ hằng tháng để ủng hộ bệnh nhân nghèo…; bằng suy nghĩ khi nào cũng thương yêu mọi người…

Khi thực tập hạnh lợi hành, chúng ta không những khiến cho mọi người có cảm t́nh với người Phật tử, mà c̣n khiến cho họ cảm mến với đạo Phật rồi phát tâm tin theo. Đó là chúng đang hành hạnh Bồ tát, chúng ta thay Bồ tát hành đạo giữa thế gian. Công đức lớn biết bao!

4. Đồng sự nhiếp:

Đồng sự là đồng cam cộng khổ với mọi người, cùng cộng tác với họ. Người ta làm ǵ th́ ḿnh cùng làm việc chung với họ, cùng đau khổ, cùng thăng trầm, cùng vinh nhục, cùng họa phước với họ… để thấu hiểu tâm tư, hoài bảo, ước muốn của họ, một mặt giúp đỡ họ trong nghề nghiệp, mặt khác là để nêu cao đạo đức, nếp sống đạo của chính bản thân ḿnh, khiến họ cảm phục mà theo ta học đạo.

Trong Bốn nhiếp pháp th́ Đồng sự nhiếp là khó thực tập nhất, nhưng hiệu quả lại cao nhất. Bởi v́, bố thí, ái ngữ, lợi hành chúng ta không thể thực hiện thường xuyên; vả lại, của cải dùng rồi cũng hết, lời nói hay nghe rồi cũng quên, việc làm tốt cũng chỉ một đôi lần; nhưng đồng sự th́ ḿnh bỏ cả cuộc đời của ḿnh để theo đuổi nghề nghiệp với mọi người, chừng nào họ giác ngộ mới thôi. Đây là hạnh nguyện của Bồ tát. Bồ tát không chỉ cho, không chỉ nói, không chỉ giúp một đôi lần, mà quư ngài c̣n dấn thân hành động, v́ sự nghiệp giác ngộ và giải thoát cho chúng sinh.

Tóm lại, bố thí là phương tiện tùy theo hoàn cảnh mà nhiếp phục ḷng người. Trước hết là bố thí tài vật, làm lợi ích cho mọi người, rồi thuyết pháp cho họ nghe, khuyên họ thực hành Phật pháp. Cho nên bố thí c̣n gọi là tùy nhiếp phương tiện. Ái ngữ là phương tiện năng nhiếp, dùng lời nói ḥa nhă, dễ thương giảng giải Phật pháp, tŕnh bày chân lư, để chánh pháp tự nhiên chuyển hóa người nghe. Lợi hành là phương tiện khiến cho mọi người đi vào chánh pháp. Trước hết là ḿnh phải có sự am hiểu và thực hành chánh pháp, rồi khi ḿnh thực tập hạnh lợi hành, mới khiến cho mọi người từ chỗ bất thiện mà trở về chỗ lương thiện, từ chỗ sanh tử luân hồi mà đến được chỗ giải thoát, niết bàn. Đồng sự là cùng nhau xây dựng sự nghiệp chân chính, tức là chánh mạng (nghề nghiệp nuôi sống bản thân phải đúng chánh pháp), thực hành chánh đạo. Trong trường hợp người có nghề nghiệp không chánh mạng, th́ tùy thời, tùy lúc, t́m cơ hội chuyến hướng nghề nghiệp cho họ.

Kinh Tạp A-hàm nói: “Nếu như có pháp nào để nhiếp thủ đại chúng th́ tất cả đều ở trong Bốn nhiếp sự: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Ở trong thời quá khứ, những pháp nào đă nhiếp thủ đại chúng trong thời quá khứ cũng không ngoài Bốn nhiếp sự. Những pháp nào sẽ nhiếp thủ đại chúng trong thời vị lai cũng không ngoài Bốn nhiếp sự.”

Đức Phật giải thích Bốn nhiếp sự như sau: “Bố thí tối thắng, đó là pháp thí. Ái ngữ tối thắng, là khiến thiện nam tử thích nghe, nói pháp đúng lúc. Hành lợi tối thắng là đối với người không có tín khiến có tín, xác lập trên tín; đối với người học giới th́ xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn sẻn th́ bằng bố thí; đối với người ác trí tuệ th́ bằng chánh trí mà xác lập. Đồng sự tối thắng là, A-la-hán th́ trao cho quả A-la-hán. A-na-hàm th́ trao cho A-na-hàm. Tư-đà-hàm th́ trao cho Tư-đà-hàm. Tu-đà-hoàn th́ trao cho Tu-đà-hoàn. Người Tịnh giới th́ trao người khác bằng Tịnh giới.”

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr