Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Tịnh Độ
Thích Nguyên Hùng

Tam phước hay tịnh nghiệp tam phước là ba yếu tố tu tập căn bản của hành giả pháp môn Tịnh độ. Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, th́ đây cũng chính là ba yếu tố tu tập quan trọng mà ba đời chư Phật, quá khứ, hiện tại và vị lai đều thực hành. Ba yếu tố đó là:

1. Thế phước, hay c̣n gọi là thế thiện, tức là những đạo lư, những lễ nghi, những nguyên tắc sống lành mạnh, lương thiện trong cuộc đời, có tính chất truyền thống, tồn tại từ xưa đến nay, như hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa… Chẳng hạn hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự thầy tổ, ḷng từ bi thương người, thương vật, không sát hại vô cớ, giữ mười điều thiện v.v…

Như vậy, ở điều tịnh phước thứ nhất này đă cho chúng ta thấy, hành giả pháp môn Tịnh độ nói riêng, những người Phật tử nói chung, không kể tại gia hay xuất gia, khi thực hành tu tập theo Phật pháp hoàn toàn không có nghĩa phải từ bỏ tất cả những thói quen, những tập tục sinh hoạt có tính chất truyền thống tốt đẹp mà ḿnh đă theo trước kia. Đây chính là câu trả lời hay nhất cho câu hỏi v́ sao đạo Phật dễ dàng du nhập, tồn tại và phát triển ở bất kỳ quốc gia, lănh thổ nào. Thực tế lịch sử cho thấy, khi đạo Phật đi đến đâu, không hề hay đổi tín ngưỡng truyền thống của dân bản địa, mà ngược lại c̣n tô đẹp, làm giàu thêm kho tàng văn hoá, đạo đức của xứ sở đó. Mặt khác, điều tịnh phước thứ nhất này c̣n cho thấy, muốn trở thành người Phật tử, trước hết phải hoàn thành bổn phận làm người. Chúng ta không thể v́ muốn văng sanh về Tây phương cực lạc mà ngày đêm niệm Phật để cho cha mẹ đói được! Cũng không thể v́ lư tưởng giải thoát mà bàng quan trước những nỗi khổ đau của chúng sanh. V́ vậy, Đại sư Ấn Quang từng dạy: “Muốn học làm Phật, làm Tổ, trước hết phải giữ pháp thánh hiền. Nếu như đức hạnh c̣n khuyết điểm, đạo lư luân thường c̣n sai lầm, làm người c̣n mang tiếng là tội nhân trong thiên hạ th́ làm sao mà làm người Phật tử được?”.

2. Giới phước, hay c̣n gọi là giới thiện, tức là những giới pháp do đức Phật chế định, bao gồm cho cả loài Người, chư Thiên, Thanh văn, và Bồ Tát; gồm có Tam quy, Ngũ giới, cho đến Cụ túc giới, không phạm oai nghi v.v…

Đặc biệt ở điều thứ hai này, theo Quán vô lượng thọ Phật kinh sớ th́, trong tất cả các điều giới nêu trên, hành giả tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện và khả năng của ḿnh, có thể phát tâm tiếp nhận một số giới luật thích hợp với bản thân. Nghĩa là không bắt buộc phải thọ lănh bao nhiêu giới, mà chỉ nên thọ những giới điều thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, miễn là sau khi thọ lănh bất cứ giới điều nào cũng phải giữ ǵn cho cẩn trọng như giữ ǵn đôi mắt của ḿnh, đừng để sai phạm, hư nát. Và điều quan trọng hơn hết là phải luôn luôn phát tâm hồi hướng. Hồi hướng tất cả công đức cho chúng sanh, và hồi hướng cho ḿnh được về Tịnh độ. Chỉ cần như vậy là nhất định được văng sanh. Do đó ngài Trí Húc mới nói: “hoặc thọ đủ các giới, hoặc không thọ đủ các giới, hoặc giữ đủ, hoặc không giữ đủ, chỉ cần phát tâm hồi hướng, nhất định được văng sanh”.

3. Hạnh phước, hay hạnh thiện, là chỉ cho những người phát khởi tâm Đại thừa, tự bản thân ḿnh và kêu gọi người khác cùng phát tâm Bồ đề, thâm tín nhân quả, tụng đọc kinh điển Đại thừa (mục đích là để khai mở trí tuệ, thấy được cảnh khổ đau trong cơi Ta bà, hướng tâm về Cực lạc), đồng thời phát tâm làm sứ giả khuyến tấn, kêu gọi mọi người bỏ ác làm lành, phát nguyện văng sanh Tịnh độ…

Điều phước thứ ba đề cao vai tṛ lợi tha. Mỗi hành giả pháp môn Tịnh độ trước khi “rủ người niệm Phật”, phải bằng mọi cách làm cho họ phát khởi tâm Bồ đề. Phát khởi tâm Bồ đề chính là phát khởi tâm Đại thừa. Tâm Đại thừa là khẳng định mọi chúng sanh đều có Phật tính, ngay nơi tâm này là Phật. Cho nên, niệm Phật nhất định thành Phật, v́ Phật ấy ở ngay trong tâm ḿnh! Đó là ư nghĩa thâm tín nhân quả. Tin rằng gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy. Tâm niệm chúng sanh th́ thành chúng sanh, tâm niệm Phật nhất định thành Phật.

Ngoài ra, Phật tử phải là người tiên phong trong phong trào “rủ người niệm Phật”, khuyên mọi người bỏ ác làm lành. Đó là góp phần xây dựng thế giới Tây phương cực lạc ngay trong mỗi gia đ́nh. Một gia đ́nh biết niệm Phật là gia đ́nh ấy đang sống trong Tịnh độ.

Như vậy, chúng ta thấy rơ, nếu muốn cầu phước, muốn có phước th́ phải thực hành ba yếu tố nêu trên. Trong giáo lư đạo Phật, phước đức không thể cầu xin mà có được, mà phải tu tập, thực hành những điều mà chúng ta gọi nôm na là “làm phước”. Và những việc “làm phước” đưa đến kết quả thanh tịnh, có thể trang nghiêm Tịnh độ, đó chính là tịnh nghiệp tam phước.

Tịnh nghiệp tam phước làm phát khởi cái tâm bồ đề, cái tâm Phật nơi mỗi con người bằng cách làm cho con người ấy biết giữ ǵn truyền thống văn hóa đạo đức, trở thành người có văn hoá đạo đức trước. Cho nên, hành giả niệm Phật đưa Phật pháp vào đời như đưa đứa con hoang về lại với gia đ́nh, với quê hương. Một đời đă đi hoang nay về lại với quê hương th́ không thích thú nào bằng, ở đó người ta t́m lại cảm giác thân quen, ấm áp của t́nh người. Cũng vậy, hành giả pháp môn Tịnh độ cũng đưa ḿnh, đưa người về quê hương Cưïc lạc, ở đó chúng sanh t́m thấy lại chính ḿnh.

Tịnh Độ

Vu Lan
Phật pháp căn bản
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr