Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2  3  4 

Đương thể tức không      Essence des phénomènes est Vacuité        當體即空    
Tất cả các pháp hữu vi không cần phải đợi đến khi nó hoại diệt sự thể mới gọi là Không, mà ngay khi sự thể nó đang hiện hữu đây đă là Không rồi. Bởi v́ các pháp hữu vi do nhân duyên mà sinh, nó như giấc mộng, như tṛ ảo thuật, không có thật tính. Khi quán chiếu như vậy th́ thấy các pháp là Không ngay nơi thực tại, gọi là Thể không quán.
Tính chất của các pháp hữu vi là KHÔNG: không có tự thể riêng biệt, không tồn tại độc lập, không tồn tại măi măi, bởi v́ các pháp đều do nhân duyên kết hợp mà có, nương vào nhau mà tồn tại và luôn thay đổi.
Ví dụ: Đám mây là không. Dù cho đám mây đang bay trên bầu trời, th́ nó vẫn đang là không như thường chứ không phải chờ cho mây tan rồi mới nói là không. Không như vậy không có nghĩa là 'không có đám mây', mà bởi v́ đám mây tự nó không có tự tánh riêng biệt, nó không tự sinh ra, mà nó có mặt do nhân duyên, tức do hơi nước gặp không khí lạnh mà có.

A di đà kinh              阿彌陀經    Sukhāvati-vyūha-sūtra
Cũng gọi là Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh, Tiểu vô lượng thọ kinh, Tiểu kinh. Là một trong ba bộ kinh của Tịnh độ. Kinh này được ngài Cưu ma la thập dịch ra Hán văn vào năm Hoằng thuỷ thứ 4 (404) đời Diêu Tần. Ngoài bản dịch của ngài Cưu ma la thập c̣n có hai bản dịch nữa là của ngài Cầu na bạt đà la dịch vào đầu năm Hiếu kiến (454-456) đời Hiếu vũ đế nhà Lưu Tống và bản của ngài Huyền trang dịch vào niên hiệu Vĩnh Huy năm đầu (560) đời vua Cao tông nhà Đường.
Nội dung kinh này tŕnh bày sự trong sạch đẹp đẽ ở Tịnh độ phương tây của Phật A di đà, chư Phật chân thành khen ngợi chúng sinh sinh về Tịnh độ, và tŕ danh niệm Phật...
Xem bản dịch kinh A Di Đà


A tăng kỳ      Nombre incommensurable    Incommensurable number    阿僧祇劫    Asamkhya
Con số vô lượng, con số cực lớn, không thể tính đếm.

An ban thủ ư kinh          love and attachment; strong attachement    安般守意經    Ānāpāna sūtra
Kinh căn bản của Thiền tông, do An Thế Cao dịch từ Phạn ra Hán, Trần Tuệ chú giải, thiền tăng Khương Tăng Hội (?-280) bổ túc và viết bài tựa. Đây là một trong những bộ kinh Phật được chú giải đầu tiên ở Giao Chỉ trong thời Phật giáo mới du nhập vào Việt Nam. Nội dung dạy cách toạ thiền đếm hơi thở, quán niệm hơi thở để giữ tâm ư không bị tán loạn.

Ác khẩu              惡口    
Một trong mười điều ác. Thốt ra những lời cục cằn thô lỗ, lắng nhiếc người khác. Nói những lời khiến người khác buồn phiền, đau khổ, gây chia rẻ. Nói lời chê bai, thị phị, dua nịnh...

Ác khí              惡氣    
Cái khí tức bực bứt rứt không lộ ra ngoài, cố kết trong ḷng.

Ác kiến          wrong view    惡見     dṛś、mithyā-dṛṣṭi
C̣n gọi là Bất chính kiến. Chỉ cho cái thấy biết quanh co xấu ác, cũng tức là cái thấy biết trái với chân lí.

Ái kết          tethers of desire    愛結    
Là một trong chín kết. Nói tắt là kết. Kết là trói buộc. V́ tham ái nói buộc con người nên gọi là kết. V́ chúng sinh tham ái mà tạo các nghiệp bất thiện, như giết hại, trộm cướp, dâm dục, nói dối... do đó dẫn đến cái khổ sống chết trong đời sau, trôi lăn trong ba cơi, không thoát ra được, cho nên gọi là ái kết.

Ái kiến          Attachment (or desire) and views    愛見    
C̣n gọi là Kiến trước nhị pháp. Ái kiến nhị hành. Nói chung là ái và kiến. Tức là các phiền năo đối sự, đối lư mà sinh khởi. Ái là phiền năo thuộc phương diện t́nh cảm, do cố chấp sự sự vật vật, nên dễ ngăn trở học đạo. C̣n kiến là chỉ sự cố chấp cái lí luận sai lệch mà dẫn đến cái thấy biết lầm lẫn, đồng thời, là chướng ngại sự ngộ đạo, là phiền năo thuộc phương diện lí trí.

Bất khả tư nghị      Inconcevable        不可思議    Acintya
Không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được, vượt ngoài lư luận. Câu này dùng để tả cái Tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết.
Phật Thích-ca Mâu-ni khuyên:
"Có bốn hiện tượng bất khả tư nghị, này tỉ-khâu, bốn trường hợp mà người ta không nên suy ngẫm, đó là: năng lực của một vị Phật (pi. buddhavisaya), Định lực (pi. jhāna-visaya), nghiệp lực (pi. kamma-visaya) và suy ngẫm, t́m hiểu thế giới (pi. lokacintā)…" (Tăng nhất bộ kinh, IV. 77).

Bát kỉnh pháp              八敬法    
Đây là điều kiện của Phật cho người nữ xuất gia.
1. Ni dù trăm hạ cũng phải lễ Tỳ kheo sơ hạ;
2. Không được mắng, báng Tỳ kheo;
3. Không được cử tội Tỳ kheo;
4. NI thọ giới Cụ túc phải thọ với hai bộ Tăng (nam, nữ);
5. Ni phạm tội Tăng tàn phải sám trừ với hai bộ Tăng;
6. Mỗi nửa tháng phải thỉnh cầu Tỳ kheo dạy bảo;
7. Kiết hạ an cư chẳng được cùng chung một chỗ với Tỳ kheo, cũng chẳng được quá xa chỗ ở của Tỳ kheo (đại khái cách 500m);
8. Giải hạ nên cầu Tỳ kheo chứng kiến ba thứ: Kiến, Văn, Nghi, để kiểm thảo.

Biên kiến              邊見    anta-grāha-dṛṣṭi
Chấp vào một bên, kiến giải cực đoan, như cho rằng sau khi ta chết vẫn thường c̣n không mất, đây gọi là Thường kiến (hữu kiến); hoặc cho rằng sau khi ta chết th́ dứt hẳn, đây gọi là Đoạn kiến (vô kiến).

Cứ khoản kết án              據款結案    
Là căn cứ theo căn cơ tŕnh độ của người học (nghi ngộ, sâu cạn, chân giả…) mà dùng các phương tiện linh động để tùy cơ quét sạch dấu tích có sở trụ của người học.

Chánh kiến      Compréhension juste    Right Belief    正見    samyag-dṛṣṭi
Là nhận thức đúng đắn, ngay thẳng, chân chánh; là sự hiểu biết sáng suốt và hợp lư. Nhận thức này có tác dụng đưa con người thoát khỏi lối sống mê lầm, điên đảo. Người có Chánh kiến thấy như thế nào th́ nhận đúng như thế ấy, không đổi trắng thay đen, không kỳ thị xấu tốt, không phê phán hay dở. Chánh kiến là sự hiểu biết và nhận thức không bị tập quán, thành kiến, dục vọng hay tâm phân biệt ngăn che và làm sai lạc.
Chánh kiến hay Chánh tri kiến có nghĩa là nhận thức đúng đắn về định luật nhân quả ở thế gian và xuất thế gian; bằng trí tuệ hữu lậu hoặc vô lậu, thẩm định đúng đắn về tánh và tướng của các pháp, xa ĺa nhận thức nhị nguyên.
Định nghĩa theo truyền thống kinh tạng Nikàya và A-hàm th́, Chánh kiến là thấy rơ Tứ thánh đế, thấy rơ duyên khởi, thấy các pháp vô ngă.
Chánh kiến c̣n được ngài Xá-lợi-phất định nghĩa một cách rất đơn giản: phân biệt được bốn loại thức ăn là Chánh kiến; phân biệt được thiện và bất thiện là Chánh kiến; thấy được Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định là Chánh kiến.
Tóm lại, Chánh kiến là nhận chân được sự thật của cuộc đời, thấy được bản chất thực tướng của các pháp. Sự thật của cuộc đời hay bản chất của các pháp là ǵ? Là duyên sinh, vô ngă. Đó là nhận thức hay thế giới và nhân sinh quan của Phật giáo.

Xem bài nói về Chánh kiến


Dị thục tập khí              異熟習氣    
Chỉ cho nghiệp chủng tử (hạt giống nghiệp) có năng lực đưa tới quả báo Dị thục trong ba cơi. Nghiệp chủng tử này là do nghiệp thiện, ác hữu lậu của sáu thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) huân tập trong thức thứ 8 mà sinh ra.

Tập khí là tên gọi khác của Chủng tử, v́ nó (tức Chủng tử) bao hàm ư nghĩa huân tập, cho nên gọi là Tập khí.

Nghiệp chủng tử này là hạt giống của Tư tâm sở thiện, ác tương ứng với thức thứ 6, làm tăng thượng duyên chiêu cảm quả Dị thục thức thứ 8, mà Dị thục thức thứ 8 chính là quả thể tổng báo của tất cả chúng sinh hữu t́nh. Chủng tử này có hai công năng là tự nó sinh hiện hành và giúp đỡ các chủng tử vô kư Dị thục khác sinh khởi. Trong đó, chủng tử tự sinh hiện hành gọi là Đẳng lưu tập khí; chủng tử giúp đỡ các chủng tử vô kư Dị thục khác hiện hành gọi là Dị thục tập khí. Tuy nhiên, đây là cùng một thể mà có hai tác dụng, chứ không phải ngoài Đẳng lưu tập khí c̣n có thể riêng biệt.

Cái gọi là giúp đỡ quả vô kư khác sinh khởi là chỉ cho thức thứ 8 tổng báo và sáu thức trước biệt báo. C̣n thức thứ 7 chỉ là vô kư, cho nên không phải là nhân Dị thục, lại có tính chất che lấp Thánh đạo nên cũng chẳng phải là quả Dị thục.

Ngoài ta, tổng quả thức thứ 8 gọi là Dị thục hoặc Chân dị thục; biệt quả sáu thức trước gọi là Dị thục sinh. Dị thục và Dị thục sinh gọi chung là Dị thục quả.

Danh ngôn tập khí              名言習氣    abhilāpavāsanā
Danh ngôn tập khí: Chủng tử trực tiếp của từng pháp hữu vi cá biệt. Danh ngôn có hai: Một, danh ngôn biểu nghĩa, đó là sự sai biệt của âm thanh chuyển tải ư nghĩa. Hai, danh ngôn hiển cảnh, tức tâm, tâm sở pháp nhận thức đối tượng cá biệt. Tùy theo hai danh ngôn mà chủng tử được huận tập thành để làm nhân duyên cho từng pháp hữu vi cá biệt.
“Khi một đối tượng nhận thức được lưu trữ trong kho chứa của thức để sau này có thể truy cập như là hoài niệm hay kinh nghiệm, nó được lưu trữ với một tên gọi hay danh. Ảnh tượng được lưu trữ của nó bấy giờ là công năng tiềm thế, tồn tại ở đó cho đến khi hội đủ điều kiện th́ tái hiện trở lại. Công năng ấy được gọi là danh ngôn tập khí, tức chủng tử được tích lũy dưới dạng danh ngôn.” (Thích Tuệ Sỹ)

Duyên khởi      coproduction conditionnée, interdépendance des phénomènes     dependent origination, conditioned genesis, dependent co-arising    縁起    pratītya-samutpāda
Tất cả các pháp hữu vi đều do nhân duyên (các điều kiện) hoà hợp mà thành, lí này gọi là duyên khởi. Tức là bất cứ sự vật ǵ trong thế giới hiện tượng đều nương vào những điều kiện nhân duyên mà sinh khởi, tồn tại, biến hoá (vô thường), và tiêu diệt. Đó là pháp tắc mà đức Phật đă chứng ngộ được. Như 12 chi duyên khởi đă được giải thích rơ trong các kinh điển A hàm: Vô minh là duyên của hành, hành là duyên của thức, cho đến sinh là duyên của già, chết; "v́ cái này có nên cái kia có, cái sinh nên cái kia sinh", để chỉ bày rơ lư sinh tử nối nhau, đồng thời cũng nêu rơ lí "cái này không th́ cái kia không, cái này diệt th́ cái kia diệt" để đoạn trừ vô minh chứng Niết bàn. Lư Duyên khởi này là sự chứng ngộ thành đạo của đức Phật. Đối với luận điểm của các tôn giáo khác ở Ấn độ chủ trương cái "ta" (ngă), và các pháp đều có tự tính thực tại, đức Phật đă bác bỏ hết và tuyên bố rằng, vạn hữu đều nương vào nhau mà tồn tại, không có tự tính độc lập. Ngài dùng nguyên lư duyên khởi để giải thích nguồn gốc của thế giới, xă hội, nhân sinh và sự sản sinh của những hiện tượng tính thần, mà kiến lập nhân sinh quan và thế giới quan riêng và là đặc trưng lớn nhất của Phật giáo khác hẳn với các tư tưởng, triết học và tôn giáo khác.

Hậu kiếp      Prochaine existence (Vie suivante)    Next life    後劫    Abhisamparăya
Đời sau, kiếp sau, đời sống kế tiếp.

Hữu chi tập khí              有支習氣    bhavāṅgavāsanāprabheda
C̣n gọi là Nghiệp chủng tử, Dị thục tập khí, Hữu chi huân tập.
Chủng tử chiêu cảm đến quả báo trong ba cơi . 'Hữu' là 'tam hữu' (dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu); 'chi' là cái 'nhân'; 'tập khí' là phân khí, là thói quen đă được huân tập do hành động, tức là chủng tử.
Thành duy thức luận ghi: Hữu chi tập khí, đó là chủng tử của nghiệp dẫn đến dị thục trong ba cơi. Hữu chi có hai: Một, thiên hữu lậu, tức nghiệp dẫn đến quả khả ái. Hai, bất thiện, nghiệp dẫn đến quả không khả ái. Tùy theo chủng tử được huân tập bởi hữu chi mà có sự sai biệt của các cơi do bởi nghiệp dị thục.

Hoặc nghiệp khổ              惑業苦    
Do các hoặc tham, sân, si... mà tạo các nghiệp thiện ác, rồi lại do các nghiệp này làm nhân mà chiêu cảm quả khổ sống chết trong 3 cơi. Do hoặc khởi nghiệp, v́ nghiệp mà phải chịu khổ, khổ lại khởi hoặc, cứ thế xoay vần, sinh tử không dứt.


Trang : 1  2  3  4