Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18 

Đương thể tức không      Essence des phénomènes est Vacuité        當體即空    
Tất cả các pháp hữu vi không cần phải đợi đến khi nó hoại diệt sự thể mới gọi là Không, mà ngay khi sự thể nó đang hiện hữu đây đă là Không rồi. Bởi v́ các pháp hữu vi do nhân duyên mà sinh, nó như giấc mộng, như tṛ ảo thuật, không có thật tính. Khi quán chiếu như vậy th́ thấy các pháp là Không ngay nơi thực tại, gọi là Thể không quán.
Tính chất của các pháp hữu vi là KHÔNG: không có tự thể riêng biệt, không tồn tại độc lập, không tồn tại măi măi, bởi v́ các pháp đều do nhân duyên kết hợp mà có, nương vào nhau mà tồn tại và luôn thay đổi.
Ví dụ: Đám mây là không. Dù cho đám mây đang bay trên bầu trời, th́ nó vẫn đang là không như thường chứ không phải chờ cho mây tan rồi mới nói là không. Không như vậy không có nghĩa là 'không có đám mây', mà bởi v́ đám mây tự nó không có tự tánh riêng biệt, nó không tự sinh ra, mà nó có mặt do nhân duyên, tức do hơi nước gặp không khí lạnh mà có.

Đại chúng      Grande Assemblée    Great Assembly    大眾     Mahāsaṃgha
Số đông các tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, chư thiên... tập họp ở một nơi để tu tập, nghe pháp, tụng kinh, bố tát...

Đại phạm thiên      Maha-brahma    great brahman heaven    大梵天    Mahā-brahma
Tên gọi khác: Đại phạm thiên vương, Đại phạm thiên, Phạm thiên, Phạm vương... Có khi c̣n gọi là Ta-bà thế giới chủ (chúa tể của thế giới Ta-bà), Thi-khí, Thế chủ thiên (Thiên chúa của của đời).

Đại phạm thiên vương là vua của chư thiên cơi Sơ thiền Sắc giới. Sơ thiền có ba tầng trời là Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên và Đại phạm thiên. Đại phạm thiên làm chủ cả ba tầng trời này.

Trong triết học Bà-la-môn giáo tại Ấn độ, Đại phạm thiên là đấng tạo vật của thế giới này, là Thiên chúa tối cao của đạo Bà-la-môn.

Nhưng trong Phật giáo, Đại phạm thiên chỉ là một trong những chúng sanh ở cơi trời, có ḷng kính tin Tam bảo và là một hộ pháp đắc lực. Theo kinh Đại tập, trong quá khứ, chư Phật đă từng giao sứ mạng bảo hộ Bốn thiên hạ cho Đại phạm thiên và Đế-thích thiên. Ngoài ra, theo kinh Đại bi ghi chép, khi Đức Thế tôn sắp nhập Niết-bàn, Ngài đă phá trừ tà kiến cho Đại phạm thiên, để ông trở thành một đệ tử của Phật. Đức Thế tôn cũng giao trọng trách bảo hộ ba ngàn đại thiên thế giới và bảo vệ Phật pháp cho Đại phạm thiên. Do đó, trong kinh sách Phật giáo, Đại phạm thiên và Đế-thích thiên là hai vị thiên thần hộ tŕ Phật pháp và giữ ǵn sự lợi ích cho nhân dân trong ba ngàn đại thiên thế giới.

Đại Thế Chí Bồ Tát       Bodhisattva Mahasthamaprapta        大勢至菩薩    Mahā-sthāma-prāpta
Bồ tát Đại thế chí là vị Bồ tát có nhân duyên rất lớn đối với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát đă thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng v́ t́nh thương chúng sanh bao la mà thừa nguyện tái lai, thị hiện làm thân Bồ tát để trợ giúp Phật A di đà giáo hoá và tiếp dẫn chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.

Bồ tát Đại thế chí c̣n gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ, thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Ngài có hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để ở trong thế giới Ta bà, điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Ngài cũng có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền năo và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới cho nên Ngài c̣n có hiệu là Vô biên quang Bồ tát.

Bồ tát thường đứng bên tay phải của đức Phật A di đà đối diện với Bồ tát Quán thế âm, để biểu thị Ngài là một trong các vị thượng thủ trong chúng hội Bồ tát.

Bồ tát Quán thế âm biểu thị cho tinh thần đại bi, Bồ tát Đại thế chí biểu thị cho tinh thần đại trí, qua đó nhằm nói lên ư nghĩa người tu hành cần phải có bi trí viên măn mới thành tựu được Phật đạo.

Theo kinh Quán Vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, Ngài là thái tử Ni ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất huyền con của vua Vô tránh niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm... được Phật thọ kư tương lai sẽ thành Phật.

Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A di đà Như lai ở thế giới Tây phương cực lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, c̣n thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.

Theo chương Niệm Phật viên thông trong kinh Thủ lăng nghiêm, Bồ tát Đại thế chí khi c̣n ở nhân địa tu hành, do chí tâm niệm Phật mà được nhập vào Vô sanh pháp nhẫn, cho nên nay dẫn dắt chúng sanh niệm Phật ở thế giới Ta bà về Tây phương tịnh độ.

Lư tưởng tu hành của Bồ tát là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”. Muốn thành tựu lư tưởng cao cả đó, trên bước đường tu hành chư vị Bồ tát đều phát thệ nguyện.

Bồ tát Đại thế chí thệ nguyện độ chúng sanh tội chướng cực nặng trong mười phương thế giới, bất cứ chúng sanh nào tŕ niệm thánh hiệu Ngài sẽ được Ngài hiện thân cứu độ và khi lâm chung Ngài sẽ hiện thân đến tiếp dẫn văng sanh Tây phương, đây là thể hiện ḷng thương xót chúng sanh đặc biệt của Bồ tát.

Đại thừa      Grand Véhicule    Great Vehicle    大乘    Mahāyāna
Thừa (yāna), là công cụ vận chuyển như xe cộ, thuyền bè... Đại thừa dụ cho giáo pháp của Đức Phật như chiếc xe lớn, có khả năng chuyên chở chúng sanh từ bờ phiền năo đến bờ giải thoát.
Trong các Kinh A hàm, Đại thừa là từ dùng để tôn xưng những lời dạy của đức Phật.
Sau khi Phật nhập Niết-bàn một thời gian, Phật giáo ở phương bắc Ấn độ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt nên tự xưng là Phật giáo Đại thừa, hay Phật giáo phát triển; trong khi đó, để chỉ cho Phật giáo ở phương nam Ấn độ, vốn sinh hoạt khép kín trong cộng đồng tăng lữ, ít đổi mới và không hoà nhập với thời đại, người ta gọi là Phật giáo Tiểu thừa, hay Phật giáo nguyên thuỷ. Đứng về phương diện phát triển của tư tưởng sử mà nhận xét, th́ Tiểu thừa là nền tảng của tư tưởng Đại thừa.

Đệ nhất nghĩa đế      Aspect de la pure ainsité     Absolute truth    第一義諦    paramārtha-satya
Gọi tắt: Đệ nhất nghĩa. Cũng gọi Thắng nghĩa đế, Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Trung đạo, Pháp giới.
Chân lư nhiệm mầu, chân lư tối cao, chân lư hoàn toàn, chân lư duy nhất không c̣n ư nghĩa nào cao hơn nữa.
Cũng chỉ cho cảnh giới giác ngộ đă đạt được trí tuệ cứu cánh viên măn.
Kinh Đại phương đẳng đại tập ghi: Nếu c̣n dùng ngôn ngữ th́ c̣n vướng mắc, nếu c̣n vướng mắc th́ c̣n ở trong cảnh giới của ma. Nếu pháp nào không cần dùng tất cả mọi ngôn ngữ để biểu thị, diễn bày th́ pháp đó mới không c̣n bị vướng mắc. Pháp nào không thể dùng ngôn ngữ để nói? Đó là pháp Đệ nhất nghĩa. Trong Đệ nhất nghĩa không có văn tự chữ nghĩa, nếu Bồ tát có thể thực hành Đệ nhất nghĩa đế, th́ đối với tất cả các pháp không có pháp nào là không thực hành đến viên măn, đó là Bồ tát đă vượt qua được cảnh giới của ma".
Kinh Đại bát niết bàn nói: Chân lư ở thế gian gọi là Thế đế. Dùng phương tiện khéo léo để tuỳ thuận chúng sinh cho nên mới nói hai loại chân lư. Nếu nói chân lư vượt lên trên hoặc vượt ra khỏi chân lư thế gian th́ gọi là Đệ nhất nghĩa đế".

Định      Contemplation, Fixation        定    samādhi
Một trong ba môn học của Phật giáo (Giới – Định – Tuệ).
Dịch âm là Tam-muội, Tam-ma-địa hoặc Thiền-na.
1. Chỉ tâm chuyên chú vào một đối tượng mà phát sinh tác dụng tinh thần không tán loạn. Luận Câu-xá coi tâm sở Định là một trong Mười đại địa pháp; Duy thức tông xem tâm sở Định là một trong Năm tâm sở biệt cảnh.
2. Chỉ cho người do tu hành hoặc do nghiệp báo mà đạt được Định. Tông Câu-xá phân biệt có hai loại Định là Hữu tâm định và Vô tâm định.
- Vô tâm định có hai loại là Vô tưởng định và Diệt tận định.
+ Vô tưởng định là Định của phàm phu và ngoại đạo, do nhận thức sai lầm trạng thái vô tưởng là niết-bàn chân thật, nên họ tu tập Định này.
+ Diệt tận định là Định của bậc Thánh, vượt xa trạng thái Vô tưởng định, đạt đến cảnh giới hoàn toàn tịch diệt, gọi là Vô dư niết-bàn giới.
- Hữu tâm định gồm Tứ tĩnh lự và Tứ vô sắc, gọi chung là Bát định.
Định của Tứ tĩnh lự và Tứ vô sắc là ngay tại nơi cơi Dục tán loạn này mà tu tập, lần lượt đoạn trừ hạ địa phiền năo, đạt được Định tâm, nhờ đó sanh lên trời Tứ tĩnh lự ở Sắc giới hoặc trời Tứ vô sắc, gọi là Sanh tĩnh lự.
Trong mỗi Định tĩnh lự đều có Cận phần định làm tiền phương tiện cho nó, tức là giai đoạn chuẩn bị vào Định. Tứ tĩnh lự và Tứ vô sắc gọi là Định căn bản. C̣n trong Cận phần định th́, Cận phần của Sơ tĩnh lự (trước khi vào Sơ thiền) gọi là Vị chí định (tức là chưa vào Định), bảy giai đoạn chuẩn bị vào Định c̣n lại th́ gọi là Cận phần định.
Ngoài ra, giữa Cận phần định của Sơ tĩnh lự và Đệ nhị tĩnh lự có giai đoạn trung gian, gọi là Trung gian tĩnh lự hoặc Trung gian định; người nào tu tập Định này th́ được sanh lên Trời Đại phạm.
Như vậy, nói một cách tổng quát th́ Định gồm có: Tứ tĩnh lự, Tứ vô sắc (tám Định căn bản), 7 Định cận phần, Vị chí định và Trung gian định.
Phật giáo căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của hai tâm sở Tầm và Tứ mà phân chia thành ba loại Định:
1. Tam-ma-địa có Tầm có Tứ: Vị chí định và Sơ tĩnh lự.
2. Tam-ma-địa không Tầm có Tứ: Trung gian định.
3. Tam-ma-địa không Tầm không Tứ: Nhị thiền trở lên.
Căn cứ vào tính chất của Định, người ta phân ra ba loại Định như sau:
1. Vị định (āsvādana-samādhi, āsvādana-samāpatti): sự thưởng thức các vị ngọt của các định, c̣n gọi là Vị đẳng chí. Vị đẳng chí, là khi định có vị ngọt. Nghĩa là, hành giả đam mê trạng thái hỷ lạc của định mà ḿnh chứng đắc, bị ngưng trệ trong đó, không tiến lên được.
2. Tịnh định (samāpatti): Là định tâm không bị chi phối bởi vị ngọt, nên hành giả có thể tiến lên các cấp cao hơn, c̣n gọi là Tịnh đẳng chí, là Định tương ưng với tâm thiện hữu lậu mà khởi.
3. Vô lậu định (anāsrava-samāpatti): c̣n gọi là Vô lậu đẳng chí, là Định của bậc Thánh nương tựa, đắc được Vô lậu trí, có tác dụng đoạn trừ phiền năo rất mạnh. Vô lậu đẳng chí, là định mà các Thánh giả vận dụng để diệt trừ hoặc nhiễm.
Xem thêm Chánh Định


Độc ảnh cảnh                  
Độc ảnh cảnh là chỉ có h́nh ảnh mà thôi. Thế giới trong giấc mơ là thế giới độc ảnh.
Độc ảnh cảnh là cảnh giới do năng lực phân biệt mạnh mẽ của tâm năng duyên thứ sáu (tức ư thức) biến hiện ra chứ không có bản chất, nó không có thực thể, nó chỉ là bóng dáng do kiến phần của ư thức biến hiện ra mà thôi. Cảnh giới này, đứng về mặt khách quan mà nói th́ nó hoàn toàn không tồn tại, nó chỉ là ảnh tượng đơn độc được biến hiện ra do sự điên đảo, suy diễn của ư thức chủ quan.
Độc ảnh cảnh trái ngược hoàn toàn với tính cảnh, và nó được sinh ra từ cùng một chủng tử với tâm năng duyên, không có thật thể, thực dụng. Ví dụ như thức thứ sáu duyên lấy các cảnh lông rùa, sừng thỏ, hoa đốm giữa hư không ; lại giống như cảnh trong giấc mộng… các cảnh này không phải là pháp thật được sinh ra từ chủng tử thật, nó hoàn toàn không có bản chất, nó chỉ là những h́nh ảnh do ư thức vẽ vời ra.
Độc ảnh cảnh có hai loại, hữu chất và vô chất. Những h́nh ảnh vừa nói trên là vô chất độc ảnh. C̣n có một loại độc ảnh nữa, gọi là hữu chất độc ảnh. Dù nói có bản chất, nhưng bởi v́ cái bản chất này không thể sinh ra các pháp, cho nên tướng phần không thể nương vào nó để sinh khởi. Chẳng hạn, thức thứ sáu duyên lấy pháp vô vi, vô vi là pháp không sinh không diệt, không thể sinh khởi tướng phần, nhưng do thức thứ sáu dùng vọng tâm phân biệt, biến kế thành tướng phần tương tợ để duyên lấy nó, cho nên cũng gọi nó là độc ảnh.
Độc ảnh cảnh có ba loại tuỳ tâm :
1. Tính tuỳ tâm : Cảnh và tâm năng duyên cùng một tính.
2. Chủng tuỳ tâm : Cảnh và tâm năng duyên cùng một chủng tử sinh ra.
3. Hệ tuỳ tâm : Cảnh và tâm năng duyên cùng một giới hệ.

Đới chất cảnh              帶質境    
Đới chất cảnh là cảnh giới mà tâm năng duyên chủ quan (tức chủ thể nhận thức) duyên lấy cảnh sở duyên (tức đối tượng nhận thức), dù rằng có bản chất, nhưng chỉ là bản chất vay mượn chứ không phù hợp với tự tướng của nó. ‘Đới’ có hai nghĩa, một là dính một chút hay mang theo một chút, hai là giông giống. Lúc tâm năng duyên (chủ thể nhận thức) duyên lấy bản chất của cảnh th́ nó chỉ lấy một chút hoặc một phần tương tự của cảnh ấy rồi biến chế, phân biệt thành một tướng khác, hay nói cách khác là chủ thể nhận thức y vào tự lực rồi biến hiện ra một cảnh giới mà cảnh giới ấy không c̣n phù hợp với tự tướng của nó nữa. Cảnh giới được biến hiện ra đó gọi là Đới chất cảnh.
Nói dễ hiểu hơn nữa, tâm thức nương theo tánh cảnh mà tạo ra một h́nh ảnh khác với thực chất sự vật và cho đó là thực tại, gọi là Đới chất cảnh. Đới chất cảnh là h́nh ảnh méo mó về thực tại, là một cảnh giới mang theo một chút ít bản chất của tánh cảnh nhưng không phải là tánh cảnh.
Ví dụ, thức thứ bảy lấy kiến phần thức thứ tám làm bản chất rồi biến khởi ra tướng phần ngă, pháp ; cái bản chất mà thức thứ bảy duyên lấy đó hoàn toàn không phải là ngă và pháp, nhưng bởi v́ nó không có đổi khác, không gián đoạn, nó vô thường nhưng cùng một loại tương tục nên nh́n thấy như là nó thường hằng, cho nên thức thứ bảy tương ưng với vô minh, nhận thức sai lầm, cho rằng nó là ngă và pháp rồi chấp chặt vào đó.
Cái cảnh giới như vậy thực sự là có mang theo một chút ít bản chất, chứ không phải hoàn toàn do tâm năng duyên phân biệt sinh ra, bởi vậy cảnh giới này không giống như Độc ảnh cảnh ; nhưng chút ít bản chất mà nó mang theo đó, tuy là có thật thể của tính cảnh, nhưng tướng phần khởi lên đó không phù hợp với tự tướng của nó, bởi vậy cảnh giới này cũng không giống như tính cảnh.

Ấn chú              印咒    
C̣n gọi là Ấn minh, Ấn ngôn, Khế minh. Gọi chung là ấn tướng và đà la ni.
Ấn chú là tay kết khế ấn của chư Phật Bồ tát, miệng tụng chân ngôn đà là ni. Ấn, là thân mật của chư tôn (người tu); Chú, tên gọi khác của đà la ni, là ngữ mật của chư tôn, cả hai có quan hệ mật thiết với nhau. Người tu hành nếu kết ấn tụng chú th́ có thể được công đức rộng lớn.

Ẩn một Như lai tạng      Nature cachée de bouddha    Hidden essence of boudha    隱沒如來藏    
Một trong 10 loại Như lai tạng. C̣n gọi là Ẩn phú Như lai tạng. Tức pháp thân Như lai bị phiền năo che lấp khiến ẩn mất.

18 pháp bất cộng              十八不共法    
Là 18 năng lực đặc thù duy chỉ Phật hoặc Bồ-tát mới có, c̣n Thanh văn, Duyên giác không có.
I. 18 pháp bất cộng của Phật:
Gọi đủ là Thập bát bất cộng phật pháp (18 pháp bất cộng của Phật). Nội dung 18 pháp này giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa có sự khác biệt.
a. Theo Phật giáo Đại thừa:
Căn cứ Đại phẩm bát-nhă kinh, quyển 5; Đại trí độ luận, quyển 6; Đại thừa nghĩa chương, quyển 20; Pháp giới thứ đệ, quyển hạ… ghi chép, th́ 18 pháp bất cộng của Phật là:
1. Thân vô thất: Thân không lỗi lầm. Nghĩa là, từ vô lượng kiếp đến nay, Phật thường lấy Giới, Định, Tuệ, Từ bi… để tu tập trang nghiêm thân ḿnh, tất cả mọi công đức đều viên măn, tất cả moi phiền năo đều đă diệt hết.
2. Khẩu vô thất: Miệng không có lỗi lầm. Nghĩa là, Phật có đầy đủ vô lượng trí tuệ biện tài, thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sanh, khiến cho tất cả đều được chứng ngộ.
3. Niệm vô thất: Ư không lỗi lầm. Nghĩa là, Phật tu các thiền định thâm sâu, tâm không tán loạn, đối với các pháp tâm không c̣n vướng mắc, đắc an ổn đệ nhất nghĩa.
4. Vô dị tưởng: Không có ư phân biệt. Nghĩa là, Phật phổ độ một cách b́nh đẳng đối với tất cả chúng sanh, tâm không lựa chọn.
5. Vô bất định tâm: Tâm luôn ở trong định. Nghĩa là, Phật luôn đi, đứng, nằm, ngồi trong thiền định.
6. Vô bất tri dĩ xả: Xả tất cả những điều đă biết. Đối với tất cả các pháp, Đức Phật đều biết hết rồi mới xả, không một pháp nào được biết rồi mà không xả.
7. Dục vô giảm: Ước muốn độ sinh không giảm sút. Dù Phật đă đầy đủ tất cả mọi công đức, nhưng đối với các pháp, ư chí tu học chưa từng giảm sút và ước muốn độ sinh tâm không mệt mỏi.
8. Tinh tấn vô giảm: Tinh tấn không giảm. Thân tâm của Phật tràn đầy sức tinh tấn, thường độ tất cả chúng sinh, chưa từng dừng nghỉ.
9. Niệm vô giảm: Trí nhớ không giảm. Đối với pháp của ba đời chư Phật, Phật thường ghi nhớ, giữ ǵn không bao giờ khuyết giảm.
10. Tuệ vô giảm: Phật có đủ tất cả trí tuệ, vô lượng vô biên, không thể cùng tận.
11. Giải thoát vô giảm: Phật đă viễn ly tất cả phiền năo, chấp trước, đă giải thoát hoàn toàn hữu vi và vô vi.
12. Giải thoát tri kiến vô giảm: Trong tất cả những pháp đă giải thoát, Phật thấy biết một cách rơ ràng, phân biệt rơ ràng, không có ǵ trở ngại.
13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả thân nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả khẩu nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
15. Nhất thiết ư nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ư nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
(Phật tạo tác ba nghiệp thân, khẩu, ư bằng trí tuệ, trước hết ngài quán sát sự được – mất, sau đó tùy theo trí tuệ mà hạnh động, cho nên cả ba nghiệp đều khoog có lỗi lầm mà chỉ có lợi ích cho chúng sinh).
16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết quá khứ không có ǵ chướng ngại.
17. Trí tuệ tri vị lai thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết vị lai không có ǵ chướng ngại.
18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại: Trí tuệ của Phật biết hết hiện tại không có ǵ chướng ngại.
b. Theo Phật giáo Tiểu thừa:
Căn cứ Đại t́-bà-sa-luận, quyển 17; Câu-xá luận, quyển 27… ghi chép, 18 pháp bất cộng của Phật là Thập lực, Tứ vô sở úy, Tam niệm trụ và Đại bi.
II. 18 pháp bất cộng của Bồ-tát:
Theo Bảo vũ kinh, quyển 4:
1. Bố thí không theo sự chỉ bảo của người khác.
2. Tŕ giới không theo sự chỉ bảo của người khác.
3. Nhẫn nhục không theo sự chỉ bảo của người khác.
4. Tinh tấn không theo sự chỉ bảo của người khác.
5. Thiền định không theo sự chỉ bảo của người khác.
6. Bát-nhă không theo sự bảo của người khác.
7. Thực hành nhiếp sự để thu nhiếp tất cả chúng sinh hữu t́nh.
8. Hiểu rơ pháp hồi hướng.
9. Lấy phương tiện thiện xảo làm chủ, tự tại tu hành và khiến cho tất cả chúng sinh tu hành, đồng thời có khả năng thị hiện tối thượng thừa để được xuất ly.
10. Không bao giờ thối thất pháp Đại thừa.
11. Khéo léo thị hiện trong cơi sinh tử, niết-bàn nhưng vẫn thường an lạc; sử dụng ngôn ngữ, âm thanh khéo léo tùy thuận theo văn hóa thế tục mà ư nghĩa khác tục.
12. Trí tuệ dẫn đường, mặc dù thọ sinh vô số thân h́nh khác nhau nhưng không làm điều ǵ lỗi lầm.
13. Thân, khẩu, ư luôn luôn đầy đủ mười nghiệp thiện.
14. Để nhiếp hóa chúng sinh hữu t́nh, Bồ-tát không bao giờ từ bỏ chúng sinh, thường thực tập hạnh nhẫn chịu tất cả mọi khổ uẩn.
15. V́ thế gian mà thị hiện làm chỗ yêu thương, hạnh phúc.
16. Dù ở chung với phàm phu ngu si và Thanh văn, chịu không biết bao nhiêu khổ năo nhưng không đánh mất tâm nhất thiết trí, giống như ngọc báu kiên cố, thanh tịnh, trang nghiêm.
17. Nếu giáo cho tất cả pháp vương th́ lấy lụa và nước làm quán đảnh cho họ.
18. Không bao giờ xa ĺa tâm mong cầu chính pháp chư Phật thị hiện.

A di đà chú      Mantra d'Amitabha    Amitabha mantra    阿彌陀咒    Amitābha mantra
Là chân ngôn của đức Phật A di đà. Cũng gọi là A di đà tâm chú (thần chú được nói ra từ tâm Từ Bi của Phật A di đà), Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ thần chú (thần chú bạt trừ tất cả mọi phiền năo căn bản để chúng sinh được văng sinh về Tịnh độ), Vô lượng thọ Như lai căn bản đà la ni (thần chú căn bản của đức Như lai Vô lượng thọ). Đà la ni căn bản biểu tỏ nội chứng, bản thệ, công đức của Vô lượng thọ Như lai, có đủ các công đức khiến cho người tŕ tụng hiện đời này được yên ổn, tội chướng tiêu diệt, sau khi chết được sinh về cơi Tịnh độ.

A di đà kinh              阿彌陀經    Sukhāvati-vyūha-sūtra
Cũng gọi là Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh, Tiểu vô lượng thọ kinh, Tiểu kinh. Là một trong ba bộ kinh của Tịnh độ. Kinh này được ngài Cưu ma la thập dịch ra Hán văn vào năm Hoằng thuỷ thứ 4 (404) đời Diêu Tần. Ngoài bản dịch của ngài Cưu ma la thập c̣n có hai bản dịch nữa là của ngài Cầu na bạt đà la dịch vào đầu năm Hiếu kiến (454-456) đời Hiếu vũ đế nhà Lưu Tống và bản của ngài Huyền trang dịch vào niên hiệu Vĩnh Huy năm đầu (560) đời vua Cao tông nhà Đường.
Nội dung kinh này tŕnh bày sự trong sạch đẹp đẽ ở Tịnh độ phương tây của Phật A di đà, chư Phật chân thành khen ngợi chúng sinh sinh về Tịnh độ, và tŕ danh niệm Phật...
Xem bản dịch kinh A Di Đà


A du ca thụ              阿輸迦    Aśoka
Cây A-du-ca, tiếng Phạm là aśoka, tiếng Pāli là asoka: Thực vật họ đậu. C̣n được gọi là cây A-du-kha, A-thúc-ca. Dịch ư nghĩa là cây Vô ưu.
Cây này có tên khoa học là Jonesia asoka. Thân cây thẳng đứng, lá giống lá hoè, hoa màu hồng, rất đẹp. Cây mọc nhiều ở vùng Hi-mă-lạp sơn, Tích lan, Mă lai…
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Thích tôn đă đản sinh ở dưới gốc cây này. Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, quyển 1, ghi: “Phu nhân nh́n thấy trong vườn ngự có một cây lớn, tên là Vô ưu, hoa nở rất đẹp và mùi hương rất thơm, cành lá rất tươi tốt, Ngài bèn đưa tay phải lên định hái một đoá hoa, th́ Bồ tát từ từ đản sanh phía bên hông phải”.
Tham khảo thêm: Kinh Đại bát-niết-bàn, quyển 32; Luận Đại trí độ, quyển 10; Đại đường Tây vực kí, quyển 6; Phiên Phạm ngữ, quyển 9; Phiên dịch danh nghĩa tập, quyển 3…

A hàm      Agama    Agama    阿含    Āgama
A hàm có nghĩa là nơi quy tụ tất cả các pháp, là giáo thuyết được truyền thừa, tức là tuyển tập những lời dạy của đức Phật trong suốt 49 năm hoằng pháp của Ngài thành một hệ thống để truyền thừa cho thế hệ tương lai, nguyên thủy gồm có bốn bộ: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm.

Xem bài KHÁI QUÁT LỊCH SỬ H̀NH THÀNH VÀ TRUYỀN BÁ KINH A HÀM


A hàm thời      Période Agama    Agama period    阿含時    
C̣n gọi là Lộc uyển thời. Là thời thứ hai trong năm thời thuyết pháp của đức Phật do tông Thiên thai lập. Chỉ cho thời gian sau khi đức Phật thành đạo 21 ngày, trước hết đức Phật đến vườn Lộc dă, sau Ngài đi khắp 16 nước lớn, đối với những người căn cơ nhỏ bé, tuyên thuyết giáo pháp Tiểu thừa, trong 12 năm. V́ trong khoảng thời gian đó, các kinh được thuyết giảng là kinh A hàm, cho nên mới gọi là thời A hàm.

A lại da thức      Conscience receptacle    Receptacle conscience    阿賴耶識    Adăna vijnăna (Àlaya)
Là một trong tám thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư, mạt na, và a lại da). Thức này là gốc rễ của các pháp, cho nên gọi là Bản thức; v́ nó có tác dụng mạnh nhất trong các thức, nên cũng gọi là Thức chủ. Thức này là gốc của vũ trụ vạn hữu, cất chứa muôn vật khiến cho không bị mất mát, nên gọi là Tàng thức. Lại v́ nó là hạt giống có khả năng cất chứa và sinh trưởng muôn vật, nên cũng gọi là Chủng tử thức (thức hạt giống).
Thức A-lại-da. Theo học phái Yogācāra (Du-già hành phái), A-lại-da là cái tâm căn bản.
Trong truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ, hệ thống tâm lư chỉ có sáu thức : nhăn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ư thức. Đến thời kỳ Phật giáo đại thừa, đặc biệt là học phái Yogācāra, đă phát hiện ra chỗ thâm sâu bên trong sáu thức có một cái ǵ đó không đoạn tuyệt, chính cái đó dẫn chúng sanh đi đến sanh tử luân hồi, cái đó chính là cái tâm tính căn bản hoạt động liên tục để duy tŕ sinh mạng, gọi là A-lại-da thức. Tuy nhiên, bản kinh xuất hiện sớm nhất nói đến thức A-lại-da là kinh Giải thâm mật.
Từ Ālaya nguyên nghĩa chỉ cho cái kho dùng để cất chứa phẩm vật, nói đầy đủ th́ nó có ba ư nghĩa : tiềm tàng, trữ tạng và chấp trước. Căn cứ vào ba ư nghĩa này, A-lại-da thức có ba đặc tính sau đây :
1. Thức A-lại-da tiềm tàng ở trong thân thể : Thức này được cho là tiềm tàng trong thân thể, nó chính là cái tâm có tính căn nguyên duy tŕ và chi phối sự sống của thân thể ; nó tồn tại trong mỗi thân thể và hoạt động liên tục trong khi thức và cả khi ngủ.
2. Thức A-lại-da là cái kho cất giữ những hạt giống (chủng tử) : Thức A-lại-da c̣n có tên là Nhất thiết chủng tử thức (thức của tất cả mọi hạt giống), bởi v́ nó là chỗ lưu trữ tất cả mọi hạt giống (hạt giống h́nh thành từ những lời nói, hành động và suy nghĩ, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ư). Nghiệp quá khứ biến thành chủng tử và được huân tập trong thức A-lại-da, sau đó, khi gặp điều kiện th́ nó phát sinh ra nghiệp mới, nghiệp mới này lại tiếp tục tạo ra những chủng tử mới. Do v́ Thức hiện hành (tức là những tâm tính biểu hiện ở lớp ngoài) và Thức A-lại-da (tức là những tâm tính tiềm ẩn ở lớp sâu bên trong) có mối quan hệ hỗ tương nhân quả với nhau (chủng tử sinh hiện hành, hiện hành huân chủng tử) để duy tŕ sự sống liên tục nên đă h́nh thành nên thuyết A-lại-da duyên khởi.
Tuy nhiên, học phái Yogācāra giữ lập trường ‘tất cả đều do Thức A-lại-da tạo ra’, nên chủ trương thuyết Duy thức.
Thức a-lại-da không những sản sinh ra Nhăn thức, cho đến thức thứ bảy là Thức mạt-na, mà nó cũng đồng thời sản sinh ra thân thể và thế giới tự nhiên (tức là khí thế gian), và nó giữ ǵn, duy tŕ sự tồn tại liên tục của chúng.
3. Thức a-lại-da là đối tượng bị chấp trước: Thức Mạt-na chấp trước Thức a-lại-da làm tự ngă. Thức a-lại-da sinh diệt trong từng sát-na, tuyệt đối không thường tồn và cũng không phải là một cái ngă chủ tể, nhưng từ Thức a-lại-da lại sản sinh ra Thức mạt-na, và thức này lại chấp Thức a-lại-da làm tự ngă của nó, một cái ngă thường hằng và chủ tể.
Thức a-lại-da, tức Tàng thức, được phân ra làm ba phần, là Năng tàng, Sở tàng và Chấp tàng.
- Năng tàng là chỉ cho chức năng thu chứa chủng tử.
- Sở tàng tức là chính những chủng tử đă huân tập các pháp đă được cất chứa.
- Chấp tàng tức là cái Thức đă bị Mạt-na chấp trước.
Thức A-lại-da c̣n có nhiều tên khác, như Nhất thiết chủng thức (Thức của tất cả các hạt giống), Dị thục thức, A-đà-na thức, Vô cấu thức… Trong đó, Thức vô cấu (A-mạt-la thức) là chỉ cho trạng thái Thức a-lại-da khi không bị ô nhiễm, vô cấu, thanh tịnh. Nghĩa là, từ trong Thức a-la-da, diệt trừ mọi chủng tử nhiễm ô, khiến cho Thức a-lại-da chuyển hoá thành Thức cực kỳ thanh tịnh, gọi là Đại viên cảnh trí.
Kinh điển Nguyên thuỷ ghi rằng: “Chúng sanh ái A-lại-da, lạc A-lại-da, hoan A-lại-da, hỷ A-lại-da… cho nên khó ngộ nhập được lư duyên khởi” (Kinh Trung bộ). Kinh lại nói: “Như Lai nói không phải pháp A-lại-da, nhưng chúng sanh cứ cung kính chấp giữ nó, trụ tâm ở đó để cầu giải thoát” (Kinh Tăng chi – Trong Nhiếp đại thừa luận, Vô Trước đă dẫn chứng ư nghĩa của câu kinh này để kiến lập chỗ sở tri).
Xem bài nói về A lại da thức


A la hán      Arhat    Arhat, Arahan    阿羅漢    Arahan
Quả vị tu hành cao nhất của tiểu thừa Phật giáo, người đă đứt được tham dục, giải thoát khỏi mọi phiền năo. Là một trong bốn quả Thanh văn, đồng thời là một trong mười hiệu của Phật. Nó có nghĩa là Ứng cúng (xứng đáng nhận sự cúng dường), sát tặc (diệt trừ tất cả mọi phiền năo), vô sinh (không c̣n tái sanh trong ba cơi), vô học (không c̣n phải học), chân nhân (người chân chính giác ngộ, tuyên giảng chân lư, hằng sống với chân lư).

A la hán hướng              阿羅漢向    
Hướng tới quả vị A la hán, c̣n gọi là nhân vị (giai đoạn tu nhân để hướng tới quả vị A la hán). Những người đă chứng được quả thứ ba là A na hàm, sau khi dứt trừ Kiến hoặc trong ba cơi và chín phẩm Tư hoặc ở Dục giới, lại khởi gia hành (chuẩn bị) diệt trừ các hoặc ở Sắc giới và Vô sắc giới, quăng thời gian này gọi là A la hán hướng.


Trang : 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18