Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Lộc Uyển      Parc des Gazelles    Mrgadava    鹿苑    Mṛgadāva
Gọi đủ là Lộc Dă Uyển: Vườn nai, nơi đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên sau khi thành đạo, nay là Sārnāth, nằm cách thành phố Varanasi 6 cây số về mạn bắc, thuộc Bắc Ấn độ.

Kinh điển

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dă, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Đây là Khổ Thánh đế, là pháp vốn chưa từng được nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhăn, trí, minh, giác. Đây là Khổ tập, là nguyên nhân của khổ đau, chính là khát ái. Đây là Khổ diệt, tức niềm hạnh phúc sau khi đă diệt hết khổ và nguyên nhân của khổ, chính là Niết-bàn. Đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế, tức là con đường đưa đến Niết-bàn, chính là Thánh đạo tám chi, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhăn, trí, minh, giác.” (Kinh Chuyển Pháp Luân)

Vị trí địa lư

Thời Phật tại thế, Lộc dă uyển là một khu rừng thuộc quốc vương Ba-la-nại, nay thuộc thành phố Sāranāth, bang Varanasi, niềm bắc Ấn độ.

Tên gọi

Lộc dă uyển c̣n gọi là Lộc dă viên, Lộc uyển, Lộc dă. Tên đầy đủ là Tiên nhân trú xứ lộc dă uyển (Rṣipatana mṛgadāva).

Về tên gọi của khu rừng này, theo Kinh Xuất Diệu, quyển 14, ghi: ‘Vùng đất này là chỗ Tiên nhân và những người đắc quả Ngũ thông thường lui tới, cư ngụ, chẳng phải là chỗ của người phàm phu cư trú, cho nên mới gọi là Tiên nhân trú xứ’.
Tương truyền, Vua thành Ba-la-nại từng đến vùng đất này săn bắn, vây bắt cả ngàn con nai vào lưới. Bấy giờ, nai chúa quỳ xuống khóc xin vua thả cả đàn nai, quốc vương liền thả hết, để cho đàn nai trở về núi rừng sống yên ổn. Do sự kiện này mà vùng đất ấy có tên là Lộc dă uyển.

Thánh tích

Sau Phật Niết-bàn, Vườn Nai trở thành trung tâm tu học rất lớn.
Trong khu vực chia ra làm tám phần liên hệ với nhau, nhà cửa lầu các tráng lệ quy mô. Tăng sĩ sống hơn 1500 người, tu theo Chánh Luợng Bộ thuộc Tiểu Thừa.
Trong thành lớn có một Tinh Xá cao hơn 200 thước. Phía bên trên tạo h́nh một trái xoài được thếp màu vàng. Đá nhiều tầng chồng chất tạo thành. Đá chất lên bốn bên như thế cả hàng trăm miếng, mỗi miếng đều có chạm tượng Phật màu vàng. Ở trong Tịnh Xá đó, có một tượng Phật bằng đá gần bằng thân của đức Như Lai, tạc theo tư thế chuyển Pháp Luân.
Phía Tây Nam Tịnh Xá có một Bảo Tháp bằng thạch do Vua A Dục dựng nên, đă hư hoại, chiều cao hơn 100 thước. Phía trước đó có dựng một trụ đá cao hơn 70 thước.