Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Kiến phần                  
Kiến phần : Chủ thể nắm bắt (grāhaka: năng thủ) đối tượng là kiến phần.
Kiến phần còn gọi là Năng thủ phần, là tác dụng năng duyên của 8 thức tâm vương, là chủ thể nhận biết sự vật ; cũng là tác dụng chủ thể soi sáng các đối cảnh sở duyên (tức Tướng phần – đối tượng của nhận thức).
Kiến là thấy biết, là công năng phân biệt nhận biết của thức khi tiếp xúc đối tượng, cảnh tướng, như tấm gương chiếu rọi muôn vật. Ví dụ, nhãn thức thì phân biệt và nhận biết sắc, nhĩ thức thì phân biệt và nhận biết âm thanh, tỷ thức thì phân biệt và nhận biết mùi hương…
Kiến phần có 5 nghĩa :
- Chứng kiến danh kiến : Kiến phần của trí căn bản, nghĩa là trí căn bản tự thấy chứng, tự thấy nên gọi là Kiến.
- Chiếu chúc danh kiến: Nghĩa này thông cả căn, tâm (tức 6 căn 6 thức), vì căn, tâm có đủ nghĩa soi sáng nên gọi là Kiến.
- Năng duyên danh kiến: Nghĩa này thông cả Tự chứng phần,Chứng tự chứng phần và Tự chứng phần năng duyên, vì 3 phần này đều là năng duyên nên gọi là Kiến.
- Niệm giải danh kiến: Hiểu và nhớ được nghĩa lí nói ra một cách rõ ràng nên gọi là Kiến.
- Suy đạc danh kiến: Vì tâm có khả năng suy lường tất cả cảnh giới nên gọi là Kiến.