Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Độc ảnh cảnh                  
Độc ảnh cảnh là chỉ có hình ảnh mà thôi. Thế giới trong giấc mơ là thế giới độc ảnh.
Độc ảnh cảnh là cảnh giới do năng lực phân biệt mạnh mẽ của tâm năng duyên thứ sáu (tức ý thức) biến hiện ra chứ không có bản chất, nó không có thực thể, nó chỉ là bóng dáng do kiến phần của ý thức biến hiện ra mà thôi. Cảnh giới này, đứng về mặt khách quan mà nói thì nó hoàn toàn không tồn tại, nó chỉ là ảnh tượng đơn độc được biến hiện ra do sự điên đảo, suy diễn của ý thức chủ quan.
Độc ảnh cảnh trái ngược hoàn toàn với tính cảnh, và nó được sinh ra từ cùng một chủng tử với tâm năng duyên, không có thật thể, thực dụng. Ví dụ như thức thứ sáu duyên lấy các cảnh lông rùa, sừng thỏ, hoa đốm giữa hư không ; lại giống như cảnh trong giấc mộng… các cảnh này không phải là pháp thật được sinh ra từ chủng tử thật, nó hoàn toàn không có bản chất, nó chỉ là những hình ảnh do ý thức vẽ vời ra.
Độc ảnh cảnh có hai loại, hữu chất và vô chất. Những hình ảnh vừa nói trên là vô chất độc ảnh. Còn có một loại độc ảnh nữa, gọi là hữu chất độc ảnh. Dù nói có bản chất, nhưng bởi vì cái bản chất này không thể sinh ra các pháp, cho nên tướng phần không thể nương vào nó để sinh khởi. Chẳng hạn, thức thứ sáu duyên lấy pháp vô vi, vô vi là pháp không sinh không diệt, không thể sinh khởi tướng phần, nhưng do thức thứ sáu dùng vọng tâm phân biệt, biến kế thành tướng phần tương tợ để duyên lấy nó, cho nên cũng gọi nó là độc ảnh.
Độc ảnh cảnh có ba loại tuỳ tâm :
1. Tính tuỳ tâm : Cảnh và tâm năng duyên cùng một tính.
2. Chủng tuỳ tâm : Cảnh và tâm năng duyên cùng một chủng tử sinh ra.
3. Hệ tuỳ tâm : Cảnh và tâm năng duyên cùng một giới hệ.