Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Câu thi na              拘尸那    Kuśinagara
Câu-thi-na, Kuśi-nagara, nơi Đức Phật nhập Niết-bàn.
Thuở Phật tại thế, Câu-thi-na là một thị trấn của nước Mạt-la (Mallas).
Theo Kinh Trường A-hàm, khi Thế Tôn tuyên bố nhập Niết-bàn ở thành Câu-thi-na, tôn giả A-nan đă ‘Xin Phật chớ diệt độ tại chỗ đất hoang vu trong thành chật hẹp thô lậu này’. Đức Phật liền dạy, thành này xưa kia, vào thời vua Đại Thiện Kiến, đă từng xinh đẹp như một Tịnh độ. Rồi Phật dạy: “Này A-nan, Ta nhớ đă từng ở nơi này, Ta sáu lần tái sanh làm Chuyển Luân Thánh vương và cuối cùng bỏ xác tại chỗ này. Nay Ta thành Vô thượng Chánh giác, lại cũng muốn xả bỏ mạng căn, gởi thân tại đây. Từ nay về sau, Ta đă dứt tuyệt sanh tử, không c̣n có chỗ nào là nơi bỏ xác Ta nữa. Đây là đời cuối cùng. Ta không c̣n thọ sinh trở lại nữa”.
Đức Thế Tôn chọn thành Câu-thi-na, một mảnh đất đă từng xinh đẹp như Tịnh độ, để nhập Niết-bàn là muốn khai thị cho chúng sanh đời sau biết rằng, muốn vào Niết-bàn phải về Tịnh độ. Đó là di giáo tối hậu của Đức Thế Tôn.
Vùng đất này đă từng được các tín đồ Phật giáo xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa. Nhưng đến thế kỷ thứ 5, khi ngài Pháp Hiển đến đây chiêm bái th́ chỉ thấy thưa thớt người sinh sống và đại bộ phận chùa viện đều đă hoang phế.
Thế kỷ thức 7, Đường Huyền Trang đến đây chiêm bái th́ thành này đă hủy hoại, thôn ấp tiêu điều, dân cư càng thưa thớt.
Năm 1853, nhà khảo cổ M.A.C. Carlyle tiến hành khai quật thành Câu-thi-na, và công tác khảo cổ tiến hành cho đến ngày nay đă phát hiện được:
1. Điện Phật nằm: Trong điện này có tượng Đức Phật Niết-bàn, dài 20 mét, nằm trên bệ thờ được điêu khắc tinh mỹ. Đầu giường khắc h́nh tôn giả A-nan, Tu-bồ-đề (Subhadda), Ngơa-cát-lạp-bà-ni (Vajrapaṇi) và 5 tượng khác không rơ danh tánh, cùng với những hoa văn. Nghệ thuật tạo tượng và những hoa văn cho biết pho tượng này được kiến tạo vào khoảng thế kỷ thứ 5 công nguyên.
2. Tháp Đại Niết-bàn: Tháp này được xây dựng ngay nơi Phật nhập Niết-bàn. Măi đến năm 1912 công tác khai quật tháp này mới hoàn thành. Tháp cao 167 thước Anh. Trong tháp người ta t́m thấy rất nhiều di vật bằng đồng, có hoa văn và chữ viết của vương triều (Kumara Curta, niên đại 413-455).
3. Di tích và tường đá của một số ít chùa viện: Có rất nhiều hoa văn chuyển tải và ghi chép tên gọi các tự viện cũng như người kiến tạo Chùa Đại Niết-bàn. Những phát hiện này có giá trị lịch sử vô cùng lớn lao.
4. Tháp trà tỳ: Tháp này có tên là An-già-la (Angara Chaitya), tương truyền là nơi trà tỳ thân Phật. Người địa phương gọi tháp này là Rambhar. Trong tháp có di vật quan trọng nhưng đă bị kẻ gian đào đường hầm trộm mất.