Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Định      Contemplation, Fixation        定    samādhi
Một trong ba môn học của Phật giáo (Giới – Định – Tuệ).
Dịch âm là Tam-muội, Tam-ma-địa hoặc Thiền-na.
1. Chỉ tâm chuyên chú vào một đối tượng mà phát sinh tác dụng tinh thần không tán loạn. Luận Câu-xá coi tâm sở Định là một trong Mười đại địa pháp; Duy thức tông xem tâm sở Định là một trong Năm tâm sở biệt cảnh.
2. Chỉ cho người do tu hành hoặc do nghiệp báo mà đạt được Định. Tông Câu-xá phân biệt có hai loại Định là Hữu tâm định và Vô tâm định.
- Vô tâm định có hai loại là Vô tưởng định và Diệt tận định.
+ Vô tưởng định là Định của phàm phu và ngoại đạo, do nhận thức sai lầm trạng thái vô tưởng là niết-bàn chân thật, nên họ tu tập Định này.
+ Diệt tận định là Định của bậc Thánh, vượt xa trạng thái Vô tưởng định, đạt đến cảnh giới hoàn toàn tịch diệt, gọi là Vô dư niết-bàn giới.
- Hữu tâm định gồm Tứ tĩnh lự và Tứ vô sắc, gọi chung là Bát định.
Định của Tứ tĩnh lự và Tứ vô sắc là ngay tại nơi cơi Dục tán loạn này mà tu tập, lần lượt đoạn trừ hạ địa phiền năo, đạt được Định tâm, nhờ đó sanh lên trời Tứ tĩnh lự ở Sắc giới hoặc trời Tứ vô sắc, gọi là Sanh tĩnh lự.
Trong mỗi Định tĩnh lự đều có Cận phần định làm tiền phương tiện cho nó, tức là giai đoạn chuẩn bị vào Định. Tứ tĩnh lự và Tứ vô sắc gọi là Định căn bản. C̣n trong Cận phần định th́, Cận phần của Sơ tĩnh lự (trước khi vào Sơ thiền) gọi là Vị chí định (tức là chưa vào Định), bảy giai đoạn chuẩn bị vào Định c̣n lại th́ gọi là Cận phần định.
Ngoài ra, giữa Cận phần định của Sơ tĩnh lự và Đệ nhị tĩnh lự có giai đoạn trung gian, gọi là Trung gian tĩnh lự hoặc Trung gian định; người nào tu tập Định này th́ được sanh lên Trời Đại phạm.
Như vậy, nói một cách tổng quát th́ Định gồm có: Tứ tĩnh lự, Tứ vô sắc (tám Định căn bản), 7 Định cận phần, Vị chí định và Trung gian định.
Phật giáo căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của hai tâm sở Tầm và Tứ mà phân chia thành ba loại Định:
1. Tam-ma-địa có Tầm có Tứ: Vị chí định và Sơ tĩnh lự.
2. Tam-ma-địa không Tầm có Tứ: Trung gian định.
3. Tam-ma-địa không Tầm không Tứ: Nhị thiền trở lên.
Căn cứ vào tính chất của Định, người ta phân ra ba loại Định như sau:
1. Vị định (āsvādana-samādhi, āsvādana-samāpatti): sự thưởng thức các vị ngọt của các định, c̣n gọi là Vị đẳng chí. Vị đẳng chí, là khi định có vị ngọt. Nghĩa là, hành giả đam mê trạng thái hỷ lạc của định mà ḿnh chứng đắc, bị ngưng trệ trong đó, không tiến lên được.
2. Tịnh định (samāpatti): Là định tâm không bị chi phối bởi vị ngọt, nên hành giả có thể tiến lên các cấp cao hơn, c̣n gọi là Tịnh đẳng chí, là Định tương ưng với tâm thiện hữu lậu mà khởi.
3. Vô lậu định (anāsrava-samāpatti): c̣n gọi là Vô lậu đẳng chí, là Định của bậc Thánh nương tựa, đắc được Vô lậu trí, có tác dụng đoạn trừ phiền năo rất mạnh. Vô lậu đẳng chí, là định mà các Thánh giả vận dụng để diệt trừ hoặc nhiễm.
Xem thêm Chánh Định