Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tạp A hàm kinh      Les sutras sur des sujets liés     Saṃyuktāgama    雜阿含經    Saṃyuktāgama
Tạp A-hàm, tiếng Phạn là Saṃyuktāgama, gồm 50 quyển, do Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra, người Trung Ấn độ, 394~468 Tây lịch) dịch sang tiếng Hán vào đời Lưu Tống (435 Tây lịch), hiện được xếp vào ĐTK/ĐCTT, tập 2, kinh số 99, trang 1-303. Từ số 100-124 là các bản biệt dịch Tạp A-hàm. Bản tiếng Việt, Đại tạng kinh Việt Nam, ký hiệu A a3, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ dịch, nhà xuất bản Tôn giáo, trọn bộ 4 tập.
Theo Ngũ Phần Luật, quyển 30, Tứ Phần Luật quyển 54... cho rằng kinh này do Đức Phật nói cho nhiều đối tượng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên tử, Thiên nữ về các pháp Tứ thánh đế, Bát chính đạo, Thập nhị nhân duyên... biên tập thành một bộ, nên gọi là Tạp A-hàm. Ma Ha Tăng Kỳ Luật quyển 32, nói rằng kinh này văn cú phức tạp, cho nên gọi là Tạp A-hàm. Ngoài ra, Tát-bà-đa tỳ-ni tỳ-bà-sa quyển 1, nói kinh Tạp A-hàm xiển dương các loại thiền định, là pháp môn mà người tọa thiền phải học tập. Du Già Sư Dịa Luận quyển 85, thì nói do tất cả mọi sự đều tương ưng với giáo, tập hợp tất cả nghĩa lý đó lại thành một bộ, gọi là Tạp A-hàm.
Căn cứ vào Đại chính tạng, kinh này có 50 quyển, 1362 kinh, nội dung tương đương với Tương ưng bộ (Saṃyutta-nikāya, gồm 5 tụ, 56 thiên, 203 phẩm, 2858 kinh) bản Pāli của Nam truyền Phật giáo. Đây là bộ kinh lớn nhất và cũng được hình thành sớm nhất trong bốn bộ A-hàm. Nếu phân loại theo tính chất, toàn kinh có thể chia thành ba bộ phận lớn.
1. Tu-đa-la (sūtra), nội dung gồm các kinh trình bày về Uẩn, Xứ, Duyên khởi, Thực, Đế, Giới, Niệm, Trụ...
2. Kỳ-dạ (geya), là những kinh có lời vấn đáp được trình bày bằng thể loại kệ tụng.
3. Ký thuyết (vyākaraṇa), những lời của Đức Phật và các đệ tử của Ngài thuyết.
Ba bộ phận trên đây tương đương với Sở thuyết, Sở vi thuyết, Năng thuyết được nói đến trong Du Già Sư Dịa Luận quyển 85.
Kinh Tạp A-hàm còn bảo tồn phong cách của Phật giáo nguyên thủy, tuy vẫn có những phần do đời sau thêm vào, nhưng hầu hết đều được thành lập vào thời kỳ rất sớm. Văn phong của kinh này rất đơn giản, câu cú rõ ràng, chứa đựng nhiều pháp môn tu hành rất thực tiễn. Chẳng hạn như các phẩm nói về Niệm trụ, Uẩn, Giới... Từ những đoạn đối đáp giữa Đức Phật và các đệ tử hiển hiện ra Tứ song, Bát bội, y vào Bát chúng mà nói "Chúng tương ưng", khiến cho hàng tại gia, xuất gia, nam nữ, lão ấu, các đại đệ tử đều có thể lãnh thọ được sự lợi ích của giáo pháp.
Có rất nhiều học giả cận đại nghiên cứu về bốn bộ A-hàm. Đầu tiên là các học giả Phương tây, sau đó là các học giả Nhật bản tiến bộ thêm một bước trong phương pháp luận cứu. Thành quả đạt được tuy rất to lớn, nhưng chủ yếu là văn bản Pāli, vì họ cho rằng đó mới là ngôn ngữ thánh điển nguyên thủy. Các bộ Hán dịch A-hàm pho quyển quá nhiều, thiên chương trùng phức, từ ngữ mâu thuẫn, văn dịch vụng về, nên không được phổ cập. Sau khi các nhà nghiên cứu Phật học Trung quốc thời cận đại nhận thức được giá trị của kinh điển A-hàm mới bắt đầu có xu hướng khảo cứu tư tưởng A-hàm. Chẳng hạn như Tạp A-hàm, bản hiện nay do nội dung chưa hoàn chỉnh, thứ tự lộn lạo, thất lạc, kinh văn khó hiểu, cho nên các học giả cận đại mới chỉnh lý lại kinh này. Trước mắt, có 2 bản mới là kinh Tạp A-hàm do Phật Quang Sơn xuất bản và Tạp A-hàm kinh luận hội biên của Ấn Thuận. Bản Tạp A-hàm của Phật Quang Sơn sử dụng hình thức chấm câu mới và phân đoạn rõ ràng, chú trọng đối chiếu với các bản Pāli, Hán dịch cùng với các bản dị dịch khác, phân định lại thứ tự số quyển, ở mỗi kinh nhỏ đều có giải thích ý kinh, những chỗ kinh văn khó hiểu thì cẩn thận chua thêm văn Pāli để đối chiếu hoặc dịch ra Trung văn (Bạch thoại). Ngoài ra, điểm đặc sắc của bản này còn được nhìn thấy qua cách hiệu đính nghiêm túc, chú giải rõ ràng, dẫn chứng đầy đủ. Tạp A-hàm kinh luận hội biên của ngài Ấn Thuận thì lấy kinh Tạp A-hàm đối chiếu với Luận Du Già Sư Địa, đồng thời dùng phương pháp cổ lệ của Ấn độ để phân loại nội dung, mà không dùng cách phân quyển như các bản kinh Hán dịch truyền thống. Ấn Thuận hội biên Tạp A-hàm thành 7 phần 51 mục tương ưng.