Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trung A hàm kinh      Les sutras moyens     Middle Length Āgama Sutras    中阿含經    Madhyamāgama
Kinh Trung A-hàm, tiếng Phạn là Madhyamāgama, có 60 quyển, 222 kinh, do Tăng-già-đề-bà (Saṃghadeva, người nước Kế Tân, Bắc Ấn) và Tăng-già-la-xoa (Saṃgharakṣa, người nước Tu Lại, Tây Bắc Ấn) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đông Tấn, niên hiệu Long An thứ 2 (398 Tây lịch), hiện nằm trong ĐTK/ĐCTT, tập 1, số 26, trang 421-809. Các kinh từ số 27 đến 98 là các bản dịch lẻ tẻ (đơn bản) của các kinh thuộc Trung A-hàm. Bản tiếng Việt, Đại tạng kinh Việt Nam, ký hiệu A a2, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang dịch, nhà xuất bản Tôn giáo, trọn bộ 4 tập. Chúng tôi dựa vào bản dịch của TT. Tuệ Sĩ để giới thiệu (Xem trên web phatviet.com).
Luận Phân Biệt Công Đức quyển 1, giải thích chữ trung có nghĩa là không lớn không nhỏ, không dài không ngắn, Trung A-hàm là tuyển tập những kinh không dài không ngắn. Đọc Trung A-hàm chúng ta thấy quả thật những kinh trong đây không dài như Trường A-hàm nhưng không ngắn chút nào!
Về sự truyền thừa và đối chiếu với kinh Trung bộ thuộc Nam tạng, xin xem luận án tiến sĩ của HT. Thích Minh Châu trong cuốn So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung bộ chữ Pāli do Ni sư Trí Hải dịch. Ở đây, chúng tôi ghi nhận Trung A-hàm được truyền dịch từ Nhất thiết hữu bộ, bởi Tăng-già-la-xoa và Tăng-già-đề-bà đều là Đại luận sư của Hữu Bộ, mọi người đều biết. Đề-bà dịch Luận A-tỳ-đàm Bát Kiền-độ (Luận Phát Trí của Ca-chiên-diên) là sách trọng yếu nhất của Hữu Bộ, La-xoa dịch tiếp Luật Thập Tụng của ngài La-thập cũng là luật Hữu Bộ.
60 quyển Trung A-hàm chia thành 5 tụng, 18 phẩm. 5 tụng là Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. 18 phẩm gồm: 1, Phẩm bảy pháp, gồm 10 kinh; 2, Phẩm Nghiệp Tương Ưng, gồm 10 kinh; 3, Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng, 11 kinh; 4, Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp, 10 kinh; 5 Phẩm Tập Tương Ưng, 16 kinh; 6, Phẩm Vương Tương Ưng, 14 kinh; 7, Phẩm Trường Thọ Vương, 15 kinh; 8, Phẩm Uế, 10 kinh; 9, Phẩm Nhân, 10 kinh; 10, Phẩm Lâm, 10 kinh; 11, Phẩm Đại, 25 kinh; 12, Phẩm Phạm Chí, 20 kinh; 13, Phẩm Căn Bản Phân Biệt, 10 kinh; 14, Phẩm Tâm, 10 kinh; 15, Phẩm Song, 10 kinh; 16, Phẩm Đại (Hậu tụng),10 kinh; 17; Phẩm Bổ-lợi-đa, 10 kinh; 18, Phẩm Lệ, 11 kinh.
Kinh này ghi lại nhiều bài pháp thoại của Đức Phật và các đệ tử của Ngài, thỉnh thỏang cũng có những lời giáo giới của Đức Phật cho các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và ngoại đạo.