Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tứ tất đàn              四悉檀    catvāraḥ siddhāntāḥ
Bốn pháp thành tựu. Bốn tiêu chuẩn để tŕnh bày sự thật.
Giáo pháp mà đức Phật dùng để giáo hoá, dẫn dắt chúng sinh có thể được chia làm 4 phạm trù, gọi là Tứ tất đàn. Tất đàn là từ ghép chung cả tiếng Phạm và Hán. Tất nghĩa là khắp hết; đàn nói đủ là đàn na, dāna, có nghĩa là Bố thí; Phật dùng bốn pháp này để bố thí khắp hết tất cả chúng sinh.
Theo Luận Đại trí độ của Bồ tát Long Thọ, Tứ tất đàn có đại ư như sau:
1. Thế giới tất đàn: Tuỳ thuận theo pháp thế gian mà nói nghĩa nhân duyên hoà hợp; cũng tức là dùng những pháp phổ thông ở thế gian như tư tưởng, ngôn ngữ, quan niệm... để thuyết minh chân lư duyên khởi. Chẳng hạn như: Con người là do nhân duyên hoà hợp mà có, v́ thế nên chẳng phải là thực thể. Cho rằng con người có thật xưa nay vốn là cái thấy phổ thông của thế tục, nên Phật nói pháp thích hợp với thế tục để thuận theo mọi người, khiến cho phàm ohu vui mừng mà được chính trí thế gian, cho nên Tất đàn này c̣n được gọi là Lạc dục tất đàn.
2. Các vị nhân tất đàn: Gọi tắt là Nhân tất đàn. Tức tuỳ theo căn cơ và năng lực khác nhau của mỗi chúng sinh mà nói các pháp thực tiễn xuất thế, khiến chúng sinh sinh khởi niệm thiện căn, cho nên cũng gọi là Sinh thiện tất đàn.
3. Đối trị tất đàn: Đối với phiền năo của chúng sinh như tham, sân, si... tuỳ bệnh mà cho thuốc pháp để đối trị. Đây là giáo pháp nhằm diệt trừ phiền năo và ác nghiệp của chúng sinh. V́ giáo pháp này có công năng dứt các điều ác của chúng sinh, cho nên cũng gọi là Đoạn ác tất đàn.
4. Đệ nhất nghĩa tất đàn: Tức dẹp bỏ tất cả ngôn ngữ, luận nghị mà trực tiếp dùng Đệ nhất nghĩa đế giải thích rơ lư thực tướng của các pháp, khiến chúng sinh chân chính khế nhập giáo pháp, cho nên cũng gọi là Nhập lư tất đàn.