Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Thập nhị nhân duyên      La Coproduction conditionnée         十二因緣    dvadaśāṅga-pratītya-samutpāda
Phạm dvadaśāṅga-pratītya-samutpāda. C̣n gọi là Thập nhị hữu chi, Thập nhị nhân duyên. Chỉ cho 12 chi phần nương vào nhau mà sinh khởi: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, già chết.
1. Vô minh, Phạm avidyā, avijjā: Không có trí tuệ. Theo Phật giáo, không thấy, không biết, không hiểu bốn sự thật và duyên khởi là vô minh. Ngược lại vô minh là chánh kiến.
2. Hành, Phạm saṃskara, saṅkharā: Gồm thân hành, ngữ hành, ư hành, cũng gọi là ba nghiệp. Do vô minh, không hiểu biết nên thân, ngữ, ư gây tạo những điều sai lầm tội lỗi, tạo thành ba nghiệp. Hành ở đây không đơn giản chỉ là hành vi sai lầm mà c̣n bao hàm cả những hành vi tập quán c̣n lại từ nhiều kiếp trước. Bất cứ hành vi, kinh nghiệm nào mà chúng ta đă tạo tác chúng đều không bao giờ tiêu mất, mà nhất định được lưu lại và được bảo tồn dưới dạng chủng tử, khi chúng biểu hiện th́ nó là những tố chất h́nh thành nên tri năng, tính cách của ḿnh.
3. Thức, Phạm vijñana, viññna: Đây là thức lúc nhập thai (kết sinh thức). Thức này cũng được nói đến trong năm uẩn, trong mười tám giới, là thức thứ sáu, là tác dụng của nhận thức hoặc nhận thức chủ quan, yếu tố h́nh thành chủng tử đưa tới tái sinh.
4. Danh sắc, Phạm nāma-rūpa: Danh và sắc. Danh là tinh thần, gồm thọ, tưởng, hành, thức; sắc là vật chất, gồm đất, nước, gió, lửa. Duyên thức có danh sắc, tức là nhờ thức nhập thai mà một chúng sinh h́nh thành với đầy đủ năm uẩn.
5. Lục xứ, Phạm ṣaḍ-āyatana, c̣n gọi là lục nhập, lục nhập xứ: Sáu căn, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư. Sáu căn là nơi tiếp thu đối tượng nên gọi là xứ.
6. Xúc, Phạm sparśa, phassa: Sáu căn tiếp xúc sáu trần h́nh thành sáu thức. Tức do căn, cảnh, thức hoà hợp mà có cảm giác, tri giác, và do tri giác mà h́nh thành nhận thức, quan điểm.
7. Thọ, Phạm cvedana: Tương đồng với yếu tố ‘thọ uẩn’ trong năm uẩn. Nó chỉ cho cảm thọ hạnh phúc, khổ đau, hay không vui không buồn khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Chẳng hạn, khi mắt tiếp xúc với h́nh sắc sẽ phát sinh ra cảm thọ, gọi là cảm thọ của mắt, cảm thọ này sẽ có ba trường hợp hoặc ưa thích, hoặc chán ghét, hoặc sẽ trung tính, không ưa không ghét. Đây là kết quả của nhận thức (trong chi phần Xúc ở trên), nhưng đối với cùng một sự vật lại có những nhận thức khác nhau rất lớn. Chẳng hạn, cùng một sự vật, khi tham muốn th́ cảm thấy ưa thích, nhưng khi nổi giận th́ cảm thấy đáng ghét. Thức này là nhận thức chủ quan, nhưng nó không giống như một tờ giấy trắng, mà nó kết hợp với những yếu tố vô minh và nghiệp (hành) của quá khứ để rồi phát sinh ra những tính cách tham dục, sân hận…
8. Ái, Phạm tṛṣṇā, taṇha: Cũng dịch là Khát ái. Ư muốn diễn tả giống như t́nh trạng một người khát nước đi t́m nước uống cho đỡ cơn khát. Gồm có sáu ái là ái sắc, ái thanh, ái hương, ái vị, ái xúc và ái pháp; hoặc là dục ái, hữu ái và vô hữu ái. Duyên với nhận thức mà phát sinh ra một thứ cảm thọ là ưa thích, không ưa thích, hoặc trung tính. Đối với cảm thọ không thích, cảm thấy khổ đau th́ chán ghét và ước muốn t́m cách tránh đi; c̣n đối với cảm thọ ưa thích th́ yêu mến và hy vọng t́m cầu cho được. Trạng thái tâm hy vọng t́m cầu hết sức mạnh mẽ đó được gọi khát ái. Cũng chính v́ ‘khát ái’ biểu thị đối với cảm thọ khổ, lạc mà sinh ra ư niệm thương, ghét.
9. Thủ, Phạm upādāna: Nắm giữ, ôm giữ lấy. Gồm có Dục thủ (tham muốn, t́m cầu và ôm giữ sắc, thanh, hương, vị, xúc (ngũ dục); Kiến thủ (chấp giữ những quan điểm, kiến thức, hiểu biết thế gian, không phải Phật giáo, không đưa đến giác ngộ, giải thoát); Giới cấm thủ (chấp giữ những giới luật không phải của Phật giáo, không đưa đến giải thoát và gây khổ đau cho ḿnh, cho người, cho muôn loài); Ngă ngữ thủ (chấp giữ những lư thuyết hay quan điểm về bản ngă linh hồn, cho rằng mỗi người có một linh hồn đang sống). Ái là trạng thái khao khát ở trong tâm, làm phát sinh ra ư niệm thương ghét; c̣n Thủ là hành động thực tế tương ứng với ư niệm thương ghét đó, hoặc sẽ chiếm đoạt, hoặc sẽ ghét bỏ đối tượng mà ḿnh yêu thích hay không yêu thích. Những hành vi của thân và khẩu như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời hung ác, nói lời gây mâu thuẫn, nói những lời dụ dỗ… đều được thúc đẩy bởi ‘Thủ’. Có thể nói ‘Thủ’ chính là yếu tố tạo nghiệp.
10. Hữu, Phạm bhava: Có nghĩa là tồn tại. Có ba cơi giới chúng sinh tồn tại trong đó là Dục hữu, Sắc hữu và Vô sắc hữu. Hữu là thế giới trong đó có sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, cùng nghĩa với chữ ‘hành’ (trong chư hành), hay ‘hữu vi’. Mười hai nhân duyên đều gọi là ‘hữu’, bởi v́ Mười hai nhân duyên c̣n vận hành là c̣n sự hiện hữu của chúng sinh hữu t́nh và vô t́nh trong ba cơi, cho nên Mười hai nhân duyên c̣n có tên là Thập nhị hữu chi. Ở đây, về phương diện ư thức, có thể phân làm Nghiệp hữu và Báo hữu. Nghiệp hữu là chỉ cho những hành vi tạo nghiệp thiện, ác; Báo hữu là kết quả, là quả báo của nghiệp thiện, ác. Như vậy, ‘Hữu’ đồng nghĩa với ‘Hành’. Nghiệp hữu bao hàm ba nghiệp thân, ngữ, ư và nó lưu giữ một năng lực, và chính cái năng lực này nó sẽ trở thành những tố chất h́nh thành nên tri năng, tính cách… của một chúng sinh. Quá tŕnh lựa chọn hành vi thực tế của chi Thủ sẽ tích luỹ một thứ năng lượng bên trong chi Hữu. Cho nên, chi Hữu không những là chứa đựng tập quán quá khứ mà c̣n quy định, phát triển hành vi tương lai, hay nói cách khác là nó tích luỹ một thứ năng lực dẫn đến tái sinh; trong sự sống mới nó biểu hiện những tính cách… c̣n lưu lại thuở quá khứ.
Hai chi Thủ và Hữu có thể nói là tương đương với chi Hành. Chi Ái th́ tương đương với chi Vô minh.
11. Sinh, Phạm jāti: Sự sống của chúng sinh hữu t́nh trong giống loại của chúng. Ở ư nghĩa này, sự sống của chúng sinh hữu t́nh chính là biểu hiện của toàn bộ kinh nghiệm c̣n lại của quá khứ, bao gồm tri năng, tính cách, thể chất… Cho nên, mỗi cá nhân đều có một tố chất nhất định. Một ư nghĩa khác của Sinh là chỉ cho kinh nghiệm sản sinh ra trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng sinh hữu t́nh. Ở ư nghĩa này, Sinh là tố chất (Hữu) của mỗi cá nhân được tích luỹ làm cơ sở cho kinh nghiệm cuộc sống mới. Một cách tổng quát, cả hai ư nghĩa trên đều nói đến một sự sống mới, trong tương lai gần là hiện tại và tương lai xa là tái sinh.
12. Già chết, Phạm jārā-maraṇa: Già là tóc bạc, đầu hói, da nhăn, các căn suy sụp, tay chân yếu ớt, lưng c̣m, đầu cúi, rên rỉ, hơi thở ngắn, mệt nhọc, chống gậy đi, thân thể đen sạm, tay chân nổ ban đốm, lú lẫn, làm việc ǵ cũng khó khăn, kém cỏi. Chết là mỗi mỗi chúng sinh kia nơi mỗi mỗi chủng loại thân kia chết đi, tuổi thọ chấm dứt, thân hoại, đổi dời, hơi ấm ĺa thân, mệnh sống kết thúc, là đă đến lúc từ bỏ cái ấm thân. Trong kinh Duyên khởi, sau già chết c̣n có thêm sầu (soka), bi (parideva), khổ (dukkha), (domanassa), năo (upāyāsa), tức là trong diễn tŕnh của sự sống, từ khi sinh cho đến già chết, chúng sinh gánh chịu bao khổ đau, phiền năo.
Tóm lại, Vô minh, Hành và Ái, Thủ, Hữu là những tư tưởng và hành vi sai lầm, nhất định sẽ đưa đến quả báo khổ năo.
Trong kinh điển Nguyên thuỷ, có rất nhiều bộ kinh ghi lại một cách đầy đủ và chi tiết những lời dạy của Đức Phật về giá trị của 12 duyên khởi. Và Đức Phật khi nào cũng nói đến các mối quan hệ duyên khởi theo hai cách: Lưu chuyển và Hoàn diệt. Tuỳ theo bối cảnh thuyết pháp, Đức Phật có thể nói duyên khởi theo mối quan hệ hai chi, ba chi, bốn chi, năm chi, cho đến chín chi, mười chi, mười hai chi, thậm chí c̣n nhiều hơn. Chẳng hạn, trong giáo lư Tứ diệu đế cũng có giáo lư duyên khởi, và duyên khởi được tŕnh bày trong đó chỉ có hai chi: Khát ái (tập đế) là nguyên nhân dẫn đến sự lưu chuyển trong khổ đau (khổ đế); ngược lại, bát chánh đạo (chánh kiến, hay minh, đạo đế) là con đường đi đến ái diệt (niết bàn, diệt đế). Có rất nhiều kinh, cũng như trong kinh nói về Tứ diệu đế, Đức Phật không hề dùng đến từ ‘duyên khởi’, nhưng lại giảng rất rơ ràng về mối quan hệ duyên khởi.