Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Thập trí          ten wisdoms    十智    Daśa jñānāni
I. Căn cứ vào trí hữu lậu và trí vô lậu mà phân ra thành 10 loại:

1. Thế tục trí, saṃvṛti-jñāna, trí hiểu biết mọi việc thế tục, còn gọi là hữu lậu huệ, tức trí huệ chưa hết phiền não.
2. Pháp trí, dharma-jñāna, nhờ thấy được lý tứ diệu đế ở cõi Dục mà đoạn trừ được phiễn não ở Dục giới, còn gọi là trí vô lậu ở cõi Dục.
3. Loại trí, anvaya-jñān, từ Pháp trí mà sinh ra trí vô lậu này; do thấy được lý tứ diệu đế ở cõi Sắc và Vô sắc mà đoạn trừ được phiền não ở đó.
4. Khổ trí, duḥkha-jñāna, trí thấy được sự thật về khổ.
5. Tập trí, samudaya-jñāna, trí thấy được nguyên nhân của khổ.
6. Diệt trí, nirodha-jñāna, trí thấy được sự diệt khổ, thấy được hạnh phúc.
7. Đạo trí, mārga-jñāna, trí thấy được phương pháp diệt khổ. Bốn trí này có được theo thứ tự đoạn trừ phiền não của Tứ đế.
8. Tha tâm trí, para-citta-jñāna, trí biết rõ các pháp do tâm và thuộc về tâm hiện tại và các pháp tâm vô lậu, thuộc về tâm vô lậu ở cõi Dục, cõi Sắc.
9. Tận trí, kṣaya-jñāna, trí tuệ của bậc thánh ở địa vị Vô học, biết rõ rằng ta đã hết khổ, ta đã đoạn tận nguyên nhân của khổ, ta đã chứng được sự diệt khổ, ta đã tu đạo, là trí vô lậu sinh cùng lúc với sự chứng đắc hết phiền não.
10. Vô sinh trí, anutpāda-jñāna, trí tuệ của bậc Thánh ở địa vị Vô học, biết ta đã hết khổ, không còn gì để tìm hiểu, ta đã đoạn trừ nguyên nhân của khổ, không còn gì để đoạn; ta đã chứng đắc sự diệt khổ, không còn gì để chứng; ta đã tu đạo, không còn gì để tu nữa.