Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Thập như thị      Dix modalités d'expression de la vie    The ten essential qualities    十如是    
"Như" tức là chỉ một cái ǵ hằng cố, bất biến. ‘Thị’ có nghĩa ‘không sai lầm’ (vô phi). Như thị nghĩa là như thế, như vậy và cũng có nghĩa là: một cách nhất định, không hư hại, không lầm lạc. T́nh trạng hiện thật nguyên bản của các pháp gọi là ‘Như thị’. Ư nghĩa của ‘Thập như thị’ được biết đến trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện. Kinh ghi: “Pháp mà chư Phật thành tựu là tối thắng đệ nhất, cực kỳ hiếm có và chúng sanh khó mà hiểu được. Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được tận gốc rễ về tướng chân thật của các pháp, bởi v́ các pháp có tướng như thị, tánh như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, cứu cánh b́nh đẳng từ đầu đến cuối như thị".
1. Như thị tướng: Tướng của các pháp là như vậy. Tướng là tướng mạo, h́nh dáng bên ngoài, nh́n vào h́nh dáng bên ngoài để phân biệt được cái này với cái kia, pháp này với pháp kia. Chúng sinh ở trong mười giới đều có biểu hiện tướng khổ, tướng vui.
2. Như thị tánh: Tánh của các pháp là như vậy. Tánh là nằm bên trong, là tự tánh bên trong, bản tánh này không thay đổi, dù cho diện mạo bên ngoài có thay đổi. Chúng sanh qua lại trong mười giới, tự tánh của nó vẫn không thay đổi. Giống như trong cây có lửa, hội đủ nhân duyên, cọ sát đến một mức độ nào đó th́ lửa sẽ phát ra.
3. Như thị thể: Thể của các pháp là như vậy. Thể là thể chất, hay bản chất của sự vật.
4. Như thị lực: Lực của các pháp là như vậy. Các pháp đều có thể chất, nên nhất định có năng lực.
5. Như thị tác: Tạo tác như vậy: Các pháp phát huy năng lực th́ sẽ tương tác ra bên ngoài, sẽ tạo nghiệp.
6. Như thị nhân: Quá tŕnh tương tác sẽ tạo nên những cái nhân, nhân này sẽ là nguyên nhân khiến chúng sanh hiện hữu trong mười giới.
7. Như thị duyên: Những yếu tố hỗ trợ cho cái nhân gọi là duyên.
8. Như thị quả: Kết quả do nhân duyên tạo nên.
9. Báo như thị: Báo ứng của quả báo, tức là do nghiệp thiện, hoặc nghiệp ác sẽ chiêu cảm báo ứng vui hoặc khổ.
10. Bổn mạt cứu cánh như thị: Bắt đầu từ Tướng là gốc (bổn), sau hết Báo là cuối cùng (mạt), tất cả đều đưa đến hay quy về một cơi giới nào đó, gọi là cứu cánh, tức là nguyên lư quán thông cả chín pháp nêu trước.