Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Niệm          mindfulness, memory    念    smṛti
Niệm là ghi nhớ, tên một loại tâm sở (tác dụng của tâm). Tâm sở này ghi nhớ những đối tượng mà nó duyên theo một cách rơ ràng không để quên mất.
Ví dụ: Niệm Phật là ghi nhớ Phật ở trong ḷng, không bao giờ quên.
Niệm là một loại tâm sở pháp, là một trong năm loại tâm sở biệt cảnh. Ư nghĩa của nó là Hệ niệm, là buộc tâm chuyên chú vào một cảnh giới, ghi nhớ rơ ràng, không để quên mất. Thông thường, chúng ta hay nói là ‘hoài niệm’, tức là chỉ cho cái tâm nhớ về cảnh giới quá khứ. Nhưng chữ niệm ở đây, trong ư nghĩa của Phật giáo, nó thông cả ba đời, là nhớ nghĩ cảnh giới quá khứ mà khiến cho hiện tại được phân minh rơ ràng.
Niệm là một trong những phương pháp tu hành Phật pháp, như thực tập sổ tức quán (theo dơi và đếm hơi thở ra vào) gọi là an ban niệm; niệm Phật, Pháp, Tăng, Thí, Giới và Thiên gọi là Lục niệm; trong 37 phẩm trợ đạo có Tứ niệm xứ… đều là những pháp tu bằng niệm.
Để đạt được định th́ bắt buộc phải có niệm, do niệm mà dần đi vào định. Trong kinh có nói, tâm của chúng ta phiền năo tán loạn, khi nghĩ cái này khi nghĩ cái kia, không một sát-na dừng nghỉ, cho nên cần phải cho nó một đối tượng để cho nó duyên vào đó, để cột nó lại, khiến cho nó từ từ an trụ.
Phẩm loại túc luận nói ‘niệm là rơ tâm, nhớ tánh’. Câu-xá luận nói ‘niệm là nhớ rơ đối tượng không quên’. Thành duy thức luận định nghĩa: ‘Niệm là ǵ? Tự tính của nó là sự nhớ rơ không quên mất của tâm đối với cảnh đă từng quen thuộc. Nghiệp dụng của nó là làm sở y cho định. Tức là thường xuyên ghi nhớ cảnh đă từng được tiếp nhận không để cho quên mất, có thể dẫn đến định. Đối với cảnh mà thể và loại của nó chưa hề được tiếp nhận, niệm hoàn toàn không phát khởi. Giả sử đối tượng đă từng được tiếp nhận nhưng không được ghi nhận rơ ràng, niệm cũng không phát sinh’.