Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Vô ngă      Impersonnalité    Impersonality    無我    anātman, anātmaka, nirātman, ni-rātmika, nairātmya
Ngă (ta) tức là vĩnh viễn bất biến (thường), độc lập tự tồn (nhất), là sở hữu chủ trung tâm (chủ), có năng lực chi phối (tể). Nghĩa là: Ta là cái chủ tể thường nhất, vĩnh viễn không thay đổi, tồn tại một cách độc lập, tức là cái linh hồn hoặc bản thể có thật.
Phật giáo không chấp nhận có một cái Ngă như thế, gọi là Vô ngă.
Vô ngă là một trong những giáo nghĩa căn bản của Phật giáo.
Phật giáo nói Vô ngă với mục đích phủ định quan niệm cho rằng vạn pháp có thật thể và có linh hồn tồn tại bất biến trong sinh mạng chúng sinh.
Trong Phật giáo, Vô ngă có hai loại:
1. Nhân vô ngă: con người do vay mượn năm uẩn hoà hợp mà thành, tuyệt đối không có một cái (ngă) chủ thể tồn tại thường hằng, bất biến.
2. Pháp vô ngă: các pháp do nhân duyên hoà hợp mà sanh, luôn luôn thay đổi, tuyệt đối không có một chủ tể thường hằng.
Phật giáo không thừa nhận có một cái ‘ngă’ là chủ thể thường hằng hoặc một ‘thực thể’ tồn tại bất biến. Phật giáo chủ trương tất cả các pháp là Vô ngă, và kiến lập ‘Chư pháp vô ngă’ làm một trong ba dấu ấn chứng nhận chánh pháp.
Các Kinh A-hàm đều nói 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới đều là giả hữu, không có thật thể, không tồn tại một cái ngă.
Vả chăng, để đối trị với bốn quan niệm điên đảo (tứ điên đảo) tịnh, lạc, ngă và thường của thế gian, Đức Phật dạy bốn niệm xứ (tứ niệm xứ) bất tịnh (thân), khổ (thọ), vô ngă (pháp) và vô thường (tâm).
Trong các bộ phái Phật giáo, th́ bộ phái Vātsī-putrīya (Độc-tử bộ) chủ trương trong sinh mạng có một cái ‘ngă không phải đồng nhất cũng không phải thoát ly năm uẩn’, tức là chủ trương ngă và pháp đều có thật, cho nên bị phê phán và gọi tên là ‘ngă pháp câu hữu tông’. Bộ phái Sarvāsti-vādin (Thuyết nhất thiết hữu bộ) th́ chấp nhận con người không có ngă, nhưng lại chủ trương tất cả các pháp là có thật, cho nên bị phê phán và gọi tên là ‘pháp hữu ngă vô tông’.
Đến thời kỳ Phật giáo đại thừa th́ cho rằng con người không có ngă mà các pháp cũng không có ngă, chủ trương ‘nhân vô ngă, pháp vô ngă’.
‘Nhân vô ngă, pháp vô ngă’ cũng c̣n gọi là ‘nhân không, pháp không’.
Kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ thường dùng từ ‘vô ngă’, nhưng Phật giáo đại thừa đa phần dùng từ ‘không’. Cho nên cần biết rằng, ‘không’ tức là ‘vô ngă’.
Đại Trí độ luận nói: ‘Tất cả các pháp đều vô ngă. Trong các pháp không có chủ tể, không có tác giả, không biết, không thấy, không có người sinh ra, không có người tạo nghiệp… tất cả đều thuộc nhân duyên; v́ phụ thuộc vào nhân duyên cho nên không được tự tại, v́ không được tự tại cho nên vô ngă, không thể nào nắm bắt được cái tướng của ngă’.